Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trước 15.10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trước ngày 15.10 sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.

 
Cán bộ y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân. Ảnh: Hải Nguyễn
Cán bộ y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân. Ảnh: Hải Nguyễn
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến cuối tháng 10, Việt Nam có thể tiếp nhận khoảng 40 triệu liều vaccine, trong tháng 11 và 12 lượng vaccine về có thể hơn 65 triệu liều. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2022. 
Theo đề nghị của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên với các địa phương trong thời gian tới, về đối tượng tiêm, ngoài các đối tượng đã nêu rõ trong Nghị quyết 21, Nghị quyết 105 của Chính phủ và Quyết định 3355 của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch (y tế, công an, tổ COVID cộng đồng, quân đội…) vì đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc và nguy cơ cao lây nhiễm SARS-CoV-2.
Ngoài ra, người từ 50 tuổi trở lên; người mắc bệnh nền, người nước ngoài, người lao động làm việc trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhà máy nhỏ lẻ để nhanh chóng phục hồi sản xuất cũng cần được ưu tiên tiêm chủng.
Về việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người nước ngoài, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các tỉnh/thành phải thiết lập đầu mối liên hệ để các doanh nghiệp, địa phương lập danh sách người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn gửi đến.
Bên cạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm, tăng diện bao phủ tiêm mũi 1, an toàn trong tiêm chủng, Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý với vấn đề thúc đẩy tiến trình giao – nhận, vận chuyển vaccine kịp thời về địa phương, đơn vị.
Theo đó, khi vaccine về, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phân bổ về các kho của các quân khu, các địa phương phải lên các kho quân khu này tiếp nhận vaccine ngay khi có thông báo. Nếu năng lực bảo quản, công suất dây chuyền lạnh chưa đáp ứng được, các địa phương phải xây dựng lộ trình cụ thể tiếp nhận vaccine và có bản cam kết thực hiện lộ trình đó với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur các khu vực.
Về vấn đề tiêm chủng cho trẻ em, trước 15.10, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Được biết, Chương trình tiêm chủng quốc gia đang xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vaccine cho trẻ em. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang thảo luận về hình thức triển khai tiêm chủng (ở trường học hay ở địa phương lưu trú).
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tính đến hết ngày 10.10 nước ta đã tiếp nhận 87,7 triệu liều vaccine phòng COVOD-19. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 81,7 triệu liều qua 57 đợt. Trong 7 ngày gần đây, đã có 21,5 triệu liều vaccine được phân bổ.
Trong 10 ngày đầu của tháng 10 có khoảng 26 triệu liều vaccine được tiếp nhận. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá lượng vaccine về gần đây nhanh và nhiều, tốc độ tiếp cận và tiêm vaccine được đẩy lên rõ nét.
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.