Sang Lào trồng mía - Cơ hội hấp dẫn cho người nông dân Việt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một doanh nghiệp mía đường vừa công bố chương trình đưa nông dân sang Lào để sản xuất mía. Trong giai đoạn ngành mía đường đang trên đà phục hồi như hiện nay, cộng thêm việc thiếu quỹ đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất, liệu hướng đi này có phải là lời giải để nông dân làm giàu?

Xuất ngoại làm chủ cánh đồng trăm mẫu

“Mở lối doanh nông” là chương trình tổ chức cho nông dân Việt Nam sang tỉnh Attapeu (Lào) canh tác mía, do Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (SBT) đưa ra. Doanh nông là cụm từ ghép giữa doanh nhân và nông dân, mang ý nghĩa mỗi nông dân là một doanh nhân, với cách suy nghĩ, hành động như một chủ doanh nghiệp nhưng lĩnh vực hoạt động là nông nghiệp. Theo nội dung SBT công bố, chương trình “Mở lối doanh nông” sẽ tạo điều kiện để người nông dân tiếp quản và đầu tư canh tác mía trên những cánh đồng lớn với diện tích lên đến 100 ha.

Đây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp Việt triển khai mô hình đột phá này. Nông dân khi tham gia chương trình sẽ được công ty sắp xếp giao đất mà không phải trả tiền thuê, đồng thời được hưởng gói đầu tư vốn để trồng và chăm sóc mía trong suốt mùa vụ. Đến cuối vụ, công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng mía và phân chia lợi nhuận theo hướng đảm bảo người nông dân được hưởng đủ thành quả do công sức mình bỏ ra.

Ngoài ra, để giúp nông dân cách tác đạt năng suất cao, SBT cũng cử đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, cán bộ nông vụ để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiện đại. Đối với vấn đề quản lý nông trường quy mô lớn, công ty cũng có chính sách hỗ trợ chi phí quản lý, vận hành cho nông dân. Tất cả các hành động này đều hướng đến mục tiêu đảm bảo người nông dân khai thác hiệu quả diện tích đất được giao, gia tăng thu nhập vào cuối vụ.

 

Những cánh đồng diện tích lớn sẽ giúp người nông dân có lợi thế về mặt chi phí canh tác
Những cánh đồng diện tích lớn sẽ giúp người nông dân có lợi thế về mặt chi phí canh tác.


Và với mục đích sau cùng là tạo ra nguồn mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường, SBT không thu bất cứ khoản phí nào khi nông dân đăng ký tham gia. Người tham gia sẽ được tư vấn chi tiết, ký kết hợp đồng chính thức và đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Cơ hội dành cho ai?

Khí hậu gần giống với Việt Nam, môi trường trong lành, người dân địa phương hiền hòa, vùng đất Lào có đầy đủ các tiêu chí để nông dân Việt, đặc biệt là những người trẻ có khát vọng làm chủ, quản lý nông trường quy mô lớn lựa chọn để lập nghiệp.


Sở hữu nhà máy công suất ép 7.000 tấn mía/ngày và vùng nguyên liệu rộng gần 11.000 ha, dự kiến có thể mở rộng lên đến 15.000-20.000 ha, SBT đã có kinh nghiệm tổ chức canh tác, sản xuất mía đường tại tỉnh Attapeu (Lào) trong những năm qua. Do đó, công ty rất tự tin mời gọi các nông dân đã từng trồng mía hoặc chỉ cần có kinh nghiệm nông nghiệp tham gia chương trình. Sau giai đoạn hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực, nhiều nhà máy đường đóng cửa, kéo theo đó là hàng ngàn nông dân trồng mía phải chuyển đổi cây trồng hoặc tìm kế sinh nhai khác. Do đó, chương trình của SBT có thể xem là cơ hội để các nông dân này tận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình để tiếp tục nghề nông nhưng ở một trình độ cao hơn.

Với quỹ đất lớn và tập trung tại Lào, nông dân sẽ có điều kiện để cơ giới hóa, tối ưu chi phí. Thậm chí, nếu có năng lực, công ty sẵn sàng giao thêm hàng trăm hecta để nông dân tận dụng lợi thế quy mô. Đây là điều mà ở Việt Nam hầu như không thể làm được. Bên cạnh đó, năm 2021 cũng là năm bản lề của ngành mía đường khi chuyển từ giai đoạn suy thoái sang phục hồi, giá mía được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong 3 năm tới. Nếu tận dụng được thời cơ này, người nông dân hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập lên đến 3 tỷ đồng/năm.

 

Cơ sở vật chất đầy đủ, không khí trong lành tạo ra môi trường sống và làm việc lý tưởng
Cơ sở vật chất đầy đủ, không khí trong lành tạo ra môi trường sống và làm việc lý tưởng.


Hiện nay, đã có một số nông dân tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên làm thủ tục sang Lào để tham gia chương trình với tổng diện tích nhận canh tác lên đến 3.000 ha. Người nông dân tại các địa phương từng là “thủ phủ mía đường” như khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cũng có thể cân nhắc về chương trình này. Dẫu biết rằng, việc “xuất ngoại” là một quyết định hệ trọng, nhưng nếu có quyết tâm cộng với sự hỗ trợ từ công ty, đây có thể là một cơ hội để đổi đời, làm giàu với cây mía.
 

Để đăng ký hoặc tìm hiểu thêm thông tin về chương trình “Mở lối doanh nông”, quý bà con nông dân có thể liên hệ các đầu mối sau:

- Ông Nguyễn Văn Kiên-Giám đốc khối Nông nghiệp SBT: 0908142066

- Ông Vũ Thành Châu-Giám đốc Nhà máy TTC Sugar Attapeu: 0908361394

- Ông Hồ Xuân Chính-Giám đốc Nông nghiệp TTC Sugar Attapeu: 0989146946

- Ông Đinh Lý Thăng Long-Chuyên viên Quản lý nông nghiệp: 0965716815

P.V

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.