Sáng 7/4: 2 ngày nữa gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo nguồn tin của Báo Sức khoẻ & Đời sống, dự kiến ngày 9/4, lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ về đến Việt Nam. Công tác tiêm chủng cho trẻ sẽ được triển khai ngay sau đó khi việc kiểm định vaccine hoàn thành.

Dự kiến ngày 9/4, gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi về đến Việt Nam

Theo đó, gần một triều liều vaccine cho trẻ 5-11 tuổi này là do Chính phủ Úc tài trợ.  Nguồn tin của Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, đây là lô đầu tiên trong số vaccine tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi của Việt Nam. Sau đó vài ngày công tác tiêm chủng sẽ được triển khai trước tiên cho trẻ khối tuổi lớp 6. Dự kiến lô vaccine thứ 2 sẽ về vào ngày 13/4 và lô thứ 3 sẽ về trước ngày 18/4.

Trước đó, Bộ Y tế thông tin có 2 loại vaccine là: Vaccine Moderna và Vaccine Pfizer sẽ tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, về liều tiêm mỗi mũi của 2 loại vaccine khác nhau, lứa tuổi tiêm cũng có sự khác biệt.

Để chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ ở độ tuổi này; đề nghị địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch báo cáo UBND ban hành kế hoạch triển khai tại địa phương và hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, tích cực chuẩn bị để sớm triển khai vaccine cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, sẵn sàng nhân lực và cơ sở vật chất, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể đưa vaccine vào sử dụng ngay sau khi tiếp nhận vaccine;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến các phụ huynh để hiểu đúng về nguy cơ khi mắc bệnh, lợi ích của vaccine để người dân đưa trẻ trong độ tuổi này tham gia tiêm chủng đầy đủ....

 

Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp trẻ em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn

Hơn 9,98 triệu người Việt đã mắc COVID-19

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 6/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, giảm 5.871 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 35.177 ca trong cộng đồng). Hà Nội và 15 tỉnh, thành khác có số mắc từ 1.000- gần 5.000 ca/ ngày;

Số mắc mới hàng ngày liên tục giảm, do đó, trung bình số ca COVID-19 mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua cũng giảm còn 60.366 ca/ngày. Trong khi trước đó- khoảng 2 tuần đầu tháng 3, số ca mắc mới trung bình 7 ngày có khi lên đến hơn 150.000 ca/ngày;

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.980.464 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.939 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.972.725 ca, trong đó có 8.274.746 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.511.347), TP. Hồ Chí Minh (599.173), Nghệ An (408.134), Bình Dương (379.991), Quảng Ninh (318.188).

Số tử vong do COVID-19 thấp nhất trong vòng gần nửa năm qua

Đến nay, tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi ở nước ta là 8.277.563 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.577 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 1.071 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 248 ca; Thở máy không xâm lấn: 51 ca; Thở máy xâm lấn: 206 ca và ECMO: 1 ca

Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tuần qua, số trường hợp tử vong giảm mạnh chỉ còn trên dưới 40 ca mỗi ngày.

Thực tế cho thấy, hôm qua thống kê của Bộ Y tế đưa ra thông tin ghi nhận 31 ca tử vong do COVID-19 trên cả nước. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 37 ca. Con số này giảm hơn nhiều lần so với khoảng nửa năm trước, khi số tử vong trung bình 7 ngày thường khoảng trên 1.00 ca.

Ngày sức khỏe thế giới 2022 với chủ đề: Bảo hiểm sức khỏe toàn dân

Ngày Sức khỏe Thế giới hay còn gọi là Ngày Y tế Thế giới (World Health Day) được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 hằng năm dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bắt đầu từ năm 1950.

Chủ đề Ngày sức khỏe thế giới 2022 của WHO - Bảo hiểm sức khỏe toàn dân - đồng bộ với các Mục tiêu bền vững của Liên hợp quốc (The Sustainable Goals is a United Nations), là 17 mục tiêu mà các quốc gia cần phải đạt được đến năm 2030. Trong số này có: No Poverty – Không đói nghèo; Good Health and Well-being – Sức khỏe tốt và Hạnh phúc; Clean Water and Sanitation – Nước sạch và Vệ sinh…

Tại Việt Nam, số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong những năm qua số người tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta tăng đáng kể. Đến đầu năm 2021, tổng số đối tượng tham gia được cấp thẻ bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người, đạt 90,05% dân số


 


Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19 và 2.833 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch tới nay đã là gần 495 triệu ca, trong đó trên 6,18 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca COVID-19 mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (286.234 ca), Đức (204.930 ca) và Pháp (161.950 ca).

Ba quốc gia có số ca COVID-19 tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (371 ca), Đức (333 ca) và Nga (291 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,9 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 660.000 ca tử vong.

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

https://suckhoedoisong.vn/sang-7-4-2-ngay-nua-gan-1-trieu-lieu-vaccine-phong-covid-19-tiem-cho-tre-tu-5-duoi-12-tuoi-ve-viet-nam-169220407073610713.htm

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?