Sáng 7/11: Gần 840.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; Thêm 1,3 triệu liều vaccine Pfizer về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi gần 840.000 bệnh nhân COVID-19 trong tổng số hơn 961.000 ca mắc; Thêm 1,3 triệu liều vaccine Pfizer về Việt Nam; Đồng Nai tăng tốc thiết lập trạm y tế lưu động; F0 tại nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục gia tăng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 961.038 ca mắc COVID-19, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.756 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 956.126 ca, trong đó có 836.284 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (437.615), Bình Dương (238.079), Đồng Nai (71.176), Long An (35.642), Tiền Giang (17.871).

1 Xét nghiệm sàng lọc COVID-19
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 6/11 là 1.754 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 839.101

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.235 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 2.283

- Thở oxy dòng cao HFNC: 522

- Thở máy không xâm lấn: 117

- Thở máy xâm lấn: 300

- ECMO: 13

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 63 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.470 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 122.659 xét nghiệm cho 261.780 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.859.757 mẫu cho 61.898.223 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 88.404.883 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 60.260.916 liều, tiêm mũi 2 là 28.143.967 liều.


Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 402.000 ca mắc COVID-19 và trên 5.900 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 250 triệu ca, trong đó trên 5,09 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (41.335 ca), Anh (30.693 ca) và Mỹ (trên 30.000 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.188 ca), Ukraine (793 ca) và Ấn Độ (519 ca).

Như vậy, Nga tiếp tục là quốc gia có số ca mắc và tử vong mới cao nhất thế giới trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới ở Nga cũng cao nhất từ đầu dịch tới nay. Tính từ đầu đại dịch tới nay, Nga có tổng cộng trên 8,7 triệu ca mắc và trên 245.000 ca tử vong.


Thêm 1,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer về Việt Nam

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, lô 1,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech do Mỹ trao tặng vừa được chuyển đến Hà Nội vào hôm qua- ngày 6/11. Như vậy tổng số vaccine Mỹ tài trợ cho Việt Nam đã lên tới hơn 13 triệu liều.

Thời gian qua, Mỹ đã có nhiều  hỗ trợ trong cuộc chiến chống dịch của Việt Nam. Đại sứ quán Mỹ khẳng định nước này tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Bên cạnh vaccine, Mỹ cũng chuyển giao 77 tủ âm sâu cho Việt Nam hôm 12/10 tại Hà Nội. Đây là những chiếc đầu tiên trong số 111 tủ lạnh âm sâu do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam.

Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.
Người đến lưu trú, trở về tỉnh Tuyên Quang phải khai báo y tế và có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Cụ thể, bắt đầu từ 18 giờ ngày 6/11/2021, để đi qua các chốt kiểm dịch (tại các cửa ngõ ra vào tỉnh) người đến lưu trú, trở về tỉnh Tuyên Quang phải khai báo y tế và có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo đúng quy định.

Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang áp dụng hiệu quả các biện pháp chống dịch đối với người đến, trở về từ các vùng có nguy cơ: Người từ vùng cấp độ 1, cấp độ 2 của tỉnh Hà Giang về, đến tỉnh và những người có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ cao, phải cách ly tập trung ít nhất 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Để bảo đảm an toàn dịch bệnh; yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, hộ kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, nhất là quy định 5K của Bộ Y tế.

Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang cũng quy định rõ trách nhiệm đối với Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, công an viên phụ trách địa bàn trong việc quản lý, nắm bắt, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, nhất là quản lý nhân khẩu, quản lý người đi, đến, về từ vùng có dịch để phát hiện, yêu cầu khai báo y tế, cách ly, xét nghiệm... theo đúng quy định, không để dịch lây lan trên địa bàn; nơi nào buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để xảy ra lây lan dịch bệnh phải xem xét, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận có ca mắc mới trong cộng đồng, trong khi đó tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vaccine còn thấp (khoảng 8,8 %), vì vậy nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch là rất cao.

Đồng Nai khẩn trương thành lập các trạm y tế lưu động

Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương thành lập các trạm y tế lưu động để thích ứng với tình hình mới, đặc biệt là khi tỉnh triển khai cách ly F0 không triệu chứng và F1 tại nhà trên phạm vi toàn tỉnh.

Tuy nhiên cho đến nay, toàn tỉnh mới thành lập được 92 trạm y tế lưu động. Còn một số địa phương vẫn chưa triển khai, một số địa phương triển khai chưa đầy đủ.

Do đó, Sở Y tế đề nghị UBND các địa phương và các Trung tâm y tế chủ động theo dõi sát tình hình, thường xuyên đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn theo Quyết định số 4800 của Bộ Y tế, kịp thời  thành lập, triển khai hoạt động của các trạm y tế lưu động tại các địa phương có cấp độ dịch từ cấp 2 (mức nguy cơ trung bình) trở lên hoặc theo nhu cầu thực tế tại địa phương.

Sở Y tế vừa có văn bản khẩn gửi UBND các huyện, thành phố và Trung tâm y tế các địa phương về việc khẩn trương thành lập các trạm y tế lưu động tại 100% trạm y tế xã, phường trên địa bàn.

Ngày 6/11, Đồng Nai ghi nhận 1.085 ca mắc COVID-19, tăng 132 ca so với ngày trước đó, nâng tổng số ca mắc tại tỉnh này đến nay là 71.176.


 

Thêm 1.3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer về Việt Nam
Thêm 1.3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer về Việt Nam



Ca COVID-19 tại nhiều tỉnh ở khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục tăng

Tại An Giang, trong ngày địa phương này ghi nhận 427 trường hợp. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 13.543 trường hợp (có 19 trường hợp tái dương tính).

Cùng ngày, Kiên Giang phát hiện 398 F0 trong đó có 77 ca cộng đồng, 104 ca trong khu cách ly, 217 ca trong khu phong tỏa. Tính từ ngày 21/6 đến ngày 6/11 Kiên Giang ghi nhận tổng cộng lên 12112 ca. Hiện đã điều trị khỏi 8626 ca và 26 ca tử vong.

Theo thông tin từ Sở Y tế Sóc Trăng, ngày 6/11, tỉnh này ghi nhận 289 trường hợp mắc mới COVID-19; trong đó có 97 trường hợp là F1 chuyển thành F0, 19 trường hợp về từ vùng dịch, tất cả đã được quản lý trước đó; 96 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng; 77 trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa.

Tổng số ca mắc cộng dồn đến nay của tỉnh này là 6.981 trường hợp. Số ca khỏi bệnh 4.329; hiện còn 2.598  người đang được cách ly điều trị tại cơ sở y tế; Số ca tử vong 54.

Trong ngày Bạc Liêu có 265 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 72 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, tăng 18 trường hợp so với ngày 5/11.

Đến nay toàn tỉnh Bạc Liêu có tổng cộng 4.963 ca mắc COVID-19, đã điều trị thành công 1.321 trường hợp, hiện còn 3.603 bệnh nhân đang được điều trị. Số trường hợp tử vong 39 ca.

Trong ngày 6/11, Tiền Giang ghi nhận 229 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 37 ca trong cộng đồng, 191 ca trong khu cách ly và 1 ca trong khu phong tỏa. Đến nay toàn tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận tổng số 17.871 ca mắc COVID-19, trong số này có 15089 ca được điều trị khỏi, 413 ca tử vong.



https://suckhoedoisong.vn/sang-7-11-gan-840000-benh-nhan-covid-19-da-khoi-them-13-trieu-lieu-vaccine-pfizer-ve-viet-nam-169211107075013005.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)
 

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.