Sáng 26/12: Cả nước có hơn 7.760 bệnh nhân Covid-19 nặng; TP. Hồ Chí Minh rà soát việc sử dụng oxy y tế tại các bệnh viện điều trị F0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,22 triệu ca COVID-19 khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có hơn 7.760 bệnh nhân nặng; Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu triển khai mạnh mẽ, toàn diện "Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ”; TP HCM rà soát việc sử dụng oxy y tế tại các bệnh viện điều trị F0
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.636.455 ca mắc  COVID-19 đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.595 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.630.851 ca, trong đó có 1.226.867 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP  HCM (499.513), Bình Dương (289.933), Đồng Nai (96.621), Tây Ninh (69.666), Long An (40.015).
 
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,22 triệu ca COVID-19 khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có hơn 7.760 bệnh nhân nặng
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,22 triệu ca COVID-19 khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có hơn 7.760 bệnh nhân nặng
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.229.684 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.762 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.527 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.156 ca; Thở máy không xâm lấn: 154 ca; Thở máy xâm lấn: 906 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 237 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.007 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.669.584 mẫu cho 73.824.334 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine  phòng COVIDD-19 đã được tiêm là 144.513.779 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.881.418 liều, tiêm mũi 2 là 65.354.960 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 2.277.401 liều.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 472.000 ca mắc COVID19 và 3.796 ca tử vong. Pháp đứng đầu thế giới với trên 100.000 ca nhiễm mới; Italy đứng thứ hai với 54.762 ca; tiếp theo là Mỹ (40.458 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 981 người chết trong ngày; tiếp theo là Ba Lan (269 ca) và Ukraine (268 ca tử vong).
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 22/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 279.801.947 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.412.909 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 472.103 và 3.796 ca tử vong mới.
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 53.026.765 người, trong đó có 837.779 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.781.380 ca nhiễm, bao gồm 479.520 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.234.626 ca bệnh và 618.429 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 84 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 83,26 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 63 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,44 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 9,54 triệu ca và châu Đại Dương trên 454.000 ca nhiễm.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 250.003.994 người, 23.121.544 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.962 ca nguy kịch.
Rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến thể mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động lớn đến hệ thống y tế, vì thế cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và tiêm chủng vaccine. Lý do vì thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới.
 Bộ Y tế cũng có công điện yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19. Theo đó, hiện nay số ca mắc tại các tỉnh, thành phố gia tăng, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động rất lớn đến hệ thống y tế.
Theo  đó, Bộ  Y  tế  yêu  cầu  các địa phương cần rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, trang phục phòng hộ cá nhân, bảo đảm oxy từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3… Đồng thời, cần rà soát, rút kinh nghiệm và khắc phục bất cập trong việc tổ chức, quản lý, điều hành thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.
Các cơ sở y tế cần thực hiện đầy đủ việc "Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị" theo hướng dẫn ngay từ trạm y tế, tổ COVID cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.
Trạm y tế lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý, theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời. Các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị.
Bộ Y  tế  cũng lưu ý các địa  phương triển khai mạnh mẽ, toàn diện "Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ" bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều.
TP HCM rà soát việc sử dụng oxy y tế tại các bệnh viện điều trị COVID-19
Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, sử dụng nguồn oxy hợp lý, không để gián đoạn cung ứng oxy trong  điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo Sở Y tế TP HCM, trong thời kỳ bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, lượng oxy sử dụng cho công tác điều trị người bệnh COVID-19 của TP dao động từ 300-350 tấn/ngày.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị tất cả các bệnh viện cần tuân thủ đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế; lựa chọn các phương tiện hỗ trợ hô hấp phải phù hợp với tình trạng bệnh, đặc biệt lưu ý khi quyết định lựa chọn phương tiện hỗ trợ hô hấp cần sử dụng lượng oxy cao như thở HFNC.
Đồng thời, rà soát lại tất cả các phương tiện dự trữ oxy của đơn vị, đánh giá nhu cầu sử dụng oxy hàng ngày để xây dựng kế hoạch cung ứng oxy, đảm bảo không bị gián đoạn oxy trong điều trị.
Ở thời điểm hiện tại, một số công ty trước đó cung ứng oxy y tế chuyển sang sản xuất oxy cho ngành công nghiệp. Trong khi nhu cầu oxy y tế ở các tỉnh khu vực phía Nam có xu hướng gia tăng, vì vậy có hiện tượng chậm cung ứng oxy y tế tại các bệnh viện.
Ngoài ra, theo Sở Y tế Thành  phố hiện có hiện tượng biến động về giá cung ứng oxy của một số công ty, do đó để đảm bảo không bị gián đoạn, các bệnh viện tiếp tục thương thảo và ký hợp đồng, kịp thời thanh toán, quyết toán theo đúng quy định.
Cà Mau vẫn tiếp tục ghi nhận ca mắc COVID-19 cao
Cà Mau ghi nhận 1.149 ca mắc mới, trong đó có 980 ca cộng đồng; có 638 người điều trị khỏi, 7 người tử vong trong  ngày 25/12. Lũy kế, toàn tỉnh đã có 31.797  ca mắc, trong đó có 15.257 người điều trị khỏi, 130 người tử vong.
Vĩnh Long ghi nhận 875 ca mắc COVID-19, trong đó 418 F0 cộng đồng; trong ngày thêm 10 ca tử vong nâng số tử vong lên 265.
Đồng Tháp thêm 789 ca mắc  COVID-19, trong đó 207 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 12 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 497.
 
Các địa phương đang nỗ lực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 nhanh chóng đạt mục tiêu đề ra
Các địa phương đang nỗ lực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 nhanh chóng đạt mục tiêu đề ra
TP Cần Thơ có thêm 702 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 1.055 ca. Tính từ ngày 8/7 đến nay, Cần  Thơ này đã có 47.261 ca mắc COVID-19, trong đó có 34.991 ca được điều trị khỏi.
Bạc Liêu có thêm 612 ca mắc COVID-19, trong đó có 385 ca cộng đồng; 549 ca bình phục, 3 ca tử vong. Lũy kế đến nay tỉnh này có 26.544 ca mắc, trong đó có 19.905 ca bình phục, 217 ca tử vong.
Trà Vinh ghi nhận 564 ca mắc mới  COVID-19, trong đó 543 F0 cộng đồng. Tổng ca mắc cộng dồn 18.128 đã điều trị khỏi 7.058 ca; trong ngày 5 ca tử vong, cộng dồn 116 ca.
Tiền Giang có 326 ca F0, trong đó 26  ca cộng đồng, 300 ca trong khu cách ly và 16 ca tử vong.
An Giang ghi nhận 252 ca mắc  COVID-19, trong đó có 208 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 31.451 trường hợp, đã điều trị khỏi cho 26.812 ca. Trong ngày có thêm 24 trường hợp tử vong, nâng số trường hợp tử vong lên 884 ca.
Sóc Trăng ghi nhận 229 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số F0 trong toàn tỉnh lên 29.365 ca. Đến nay, tỉnh này đã điều trị khỏi 23.471 ca; Trong ngày 8 ca tử vong, cộng dồn 284 ca.
Bến Tre ghi nhận thêm 158 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tất cả đều ca cộng đồng; trong ngày thêm 7 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 152.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.