Sáng 25/9: Hơn 505.000 ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Hà Nam thành lập Bệnh viện dã chiến số 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến nay hơn 505.000 ca COVID-19 tại Việt Nam trong tổng số 736.972 ca mắc đã được chữa khỏi. Hà Nam thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 quy mô 300 giường; TP HCM có hơn 40.000 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế tầng 2 và 3.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 736.972 ca mắc COVID-19, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 732.492 ca, trong đó có 500.680 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (362.493), Bình Dương (193.235), Đồng Nai (43.925), Long An (31.425), Tiền Giang (13.643).


 

Hơn 505.000 ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Hơn 505.000 ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh


Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 24/9 là 12.371 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 505.859

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.873 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.946

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.016

- Thở máy không xâm lấn: 125

- Thở máy xâm lấn: 755

- ECMO: 31

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.220 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 176.138 xét nghiệm cho 422.688 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.615.727 mẫu cho 50.727.067 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 36.793.910 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.534.498 liều, tiêm mũi 2 là 7.259.412 liều.

 


Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 231.811.792 ca, trong đó có 4.749.981 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 206 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 18 triệu ca và trên 98.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 24/9, thế giới có 138 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 109 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 43.635.337 ca mắc và 704.478 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 446.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21 triệu ca bệnh, trong đó trên 593.000 ca tử vong.

Điểm nóng của dịch bệnh trong ngày là Hàn Quốc khi nước này trong vòng 24 giờ qua đã ghi nhận 2.434 ca mắc mới. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước đến nay tại Hàn Quốc.

 


TP HCM: Hơn 40.500 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện tầng 2 và 3

Đến ngày 24/9, số ca bệnh đang điều trị tại bệnh viện tầng 2 và 3 của TP HCM là 40.504 người; Trong bệnh viện tầng 3, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.058. Số bệnh nhân nặng cần hỗ trợ hô hấp là 6.689 người, chiếm tỷ lệ 16,5% so với tổng ca đang nằm viện và 7% so với tổng số F0.

Số ca đang thở máy xâm lấn là 868 người, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng ca đang nằm viện và 0,9% so với tổng số F0.

Bên cạnh đó, toàn thành phố có 3.799 trẻ dưới 16 tuổi đang điều trị COVID-19; Số phụ nữ mang thai là 301 người.


Bình Dương: Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngừng nhận bệnh nhân ngoại trú

Ngày 24/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã ra thông báo tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân ngoại trú để tập trung phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, căn cứ từ kết quả sàng lọc COVID-19 tại các khoa điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương nhận thấy có nguy cơ lây nhiễm cao trong môi trường bệnh viện. Đơn vị đã gửi thông báo đến  Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế tạm thời cách ly các khoa điều trị nội trú và ngưng khám, chữa bệnh ngoại trú từ 15 giờ cùng ngày.

Bệnh viện chỉ tiếp nhận các trường hợp cấp cứu khẩn cấp mà các cơ sở tuyến trước không thực hiện được như: phẫu thuật cấp cứu chấn thương, ngoại thần kinh, ngoại tổng quát, phẫu thuật sản khoa.

Các cơ sở y tế trước khi chuyển người bệnh thì phải liên hệ trước với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để trao đổi về tình trạng bệnh và kết quả chẩn đoán nhằm giúp cho công tác chuẩn bị tiếp nhận người bệnh được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Ngày 24/9, Bình Dương ghi nhận 2.978 ca mắc COVID-19 qua xét nghiệm RT-PCR. Trong đó, có 70 ca được phát hiện tại cơ sở y tế, 135 ca được phát hiện ở khu cách ly tập trung, 2.736 ca được phát hiện trong khu phong tỏa và 37 ca được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng. Số ca nhiễm tại tỉnh tăng 7,7% so với số ca nhiễm của ngày 23/9.

Bình Dương đã tiêm 2.002.122 liều vaccine trong tổng số 2.271.250 liều được phân bổ (1.931.443 mũi 1 và 70.679 mũi 2).

Hà Nam: Thành lập Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam tại phường Lam Hạ

UBND tỉnh Hà Nam vừa có Quyết định về việc thành lập Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh cơ sở 2 (phường Lam Hạ, TP Phủ Lý).

Quy mô của bệnh viện là 300 giường, thuộc bệnh viện hạng I. Về danh mục kỹ thuật, sử dụng danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt cho BVĐK tỉnh Hà Nam và Sở Y tế bổ sung các kỹ thuật cần thiết.

Bệnh viện Dã chiến số 1 có chức năng thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện khám và điều trị cho người bệnh Covid-19 theo mô hình tháp bệnh viện 3 tầng. Bệnh dã chiến số 1 hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc BVĐK tỉnh và sử dụng con dấu của BVĐK tỉnh.

UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế điều động, bổ nhiệm cán bộ của bệnh viện; Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động. Đồng thời giao các sở, ngành chức năng, UBND thành phố Phủ Lý phối hợp với ngành y tế trong việc thiết lập và vận hành có hiệu quả Bệnh viện dã chiến số 1.

https://suckhoedoisong.vn/sang-25-9-hon-505000-ca-covid-19-tai-viet-nam-da-khoi-benh-ha-nam-thanh-lap-benh-vien-da-chien-so-1-169210925071326096.htm
 

Theo THÁI BÌNH (SKĐS)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.