Sáng 25/12: Hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; đã tiêm trên 2 triệu liều vaccine mũi 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19 khỏi bệnh; có hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3 đã được tiêm chủng; Hướng dẫn tạm thời sàng lọc, điều trị, quản lý bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh do nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.620.869 ca mắc COVID-19, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.434 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.615.292 ca, trong đó có 1.212.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (498.628), Bình Dương (289.825), Đồng Nai (96.347), Tây Ninh (68.720), Long An (39.965).

 

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19 khỏi bệnh
Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19 khỏi bệnh



Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.215.261 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.767 ca, trong đó:  Thở ô xy qua mặt nạ: 5.518 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.190 ca; Thở máy không xâm lấn: 150 ca; Thở máy xâm lấn: 890 ca; ECMO: 19 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 238 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.766 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.498.397 mẫu cho 73.609.689 lượt người.


Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 143.520.464 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.679.502 liều, tiêm mũi 2 là 64.807.736 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 2.033.226 liều.

 

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 666.891 trường hợp mắc COVID-19 và 5.064 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 279 triệu ca, trong đó trên 5,4 triệu người không qua khỏi.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 279.178.370 ca, trong đó có 5.406.109 người tử vong.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 90.000 ca), Anh cũng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 chứng kiến trên 100.000 ca/ngày, trong khi Nga có có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 1.000 ca.

Các nước cũng ghi nhận trên 249.600.000 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 24 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 24/12, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 94 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch với hơn 52 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 835.000 ca tử vong. Hiện số ca nhiễm biến thể Omicron tại Mỹ đang có nguy cơ khiến các bệnh viện và nhân viên y tế rơi vào tình trạng quá tải. Biến thể này đã được ghi nhận trong hơn 90% số ca nhiễm mới ở nhiều khu vực tại Mỹ.


Hướng dẫn tạm thời sàng lọc, điều trị, quản lý bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế áp dụng đối với: Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần vừa được đưa đến cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật; Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật bỏ trốn sau đó tự quay về hoặc bị bắt lại; Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa chữa bệnh theo quy định của pháp luật; Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Thực hiện sàng lọc, điều trị và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARC-CoV-2 theo hướng dẫn này. Chủ trì hoặc phối hợp cùng đơn vị xét nghiệm sàng lọc: 03 ngày/lần test nhanh đối với đối tượng nguy cơ và 07 ngày/lần làm xét nghiệm toàn bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc tùy thuộc vào mức độ nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở từng thời điểm, cơ sở bắt buộc chữa bệnh quy định về tần xuất xét nghiệm, loại xét nghiệm, tỷ lệ người bệnh, người nhà người bệnh, người đến công tác lưu trú tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh và nhân viên y tế.

Rà soát trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tối thiểu: bình oxy, mask, bộ quần áo phòng hộ cấp 3, cấp 4...có kế hoạch mua hoặc đề nghị hỗ trợ để kịp triển khai khi có bệnh nhân. Thông báo ngay tới Trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh/thành phố khi có ca nghi nhiễm/nhiễm SARC-CoV-2 và phối hợp thực hiện khử khuẩn, cách ly, sàng lọc theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh/thành phố.

Thông báo ngay tới cơ quan đã ban hành quyết định áp dung biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và cơ quan Công an tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở để phối hợp quản lý.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh/thành phố hủ trì và phối hợp cùng cơ sở bắt buộc chữa bệnh xét nghiệm sàng lọc: 03 ngày/lần test nhanh (hoặc RT-PCR) đối với các đối tượng nguy cơ và 07 ngày/lần làm làm xét nghiệm toàn bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hoặc theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế, của Sở Y tế. Thực hiện xử lý môi trường theo quy định. Hướng dẫn, phối hợp xử lý khu vực buồng bệnh; xe chuyên chở bệnh nhân... Truy vết các trường hợp F1, F2 theo quy định.

Đố với cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2, tầng 3 trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh đóng trụ sở; Sẵn sàng phương án bố trí và tiếp nhận bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh tâm thần mắc COVID-19 được chuyển đến; Sẵn sàng bố trí tiếp nhận tử thi để gửi vào nhà đại thể của bệnh viện (đối với bệnh viện có nhà đại thể); Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cơ quan có thẩm quyền.

Cà Mau vẫn tiếp tục có ca mắc COVID-19 nhiều nhất miền Tây

Cà Mau ghi nhận 1.334 ca mắc mới COVID-19,  trong đó có 1.175 ca cộng đồng; có 679 người điều trị khỏi, 5 người tử vong trong ngày 24/12. Lũy kế, toàn tỉnh đã có 30.648  ca mắc, trong đó có 14.619 người điều trị khỏi, 123 người tử vong.

Vĩnh Long có 868 ca mắc COVID-19, trong đó 430 F0 cộng đồng; trong ngày thêm 12 ca tử vong nâng số tử vong lên 255.

TP Cần Thơ có thêm 785 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 1.197 ca; tử vong 13 ca. Tính từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 46.559 ca mắc COVID-19, trong đó có 33.856 ca được điều trị khỏi

Đồng Tháp ghi nhận 782 ca mắc COVID-19, trong đó 333 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 13 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 485.

Trà Vinh ghi nhận 568 ca mắc mới COVID-19, trong đó 528 F0 cộng đồng. Tổng ca mắc cộng dồn 17.564 đã điều trị khỏi 7.058 ca; trong ngày 6 ca tử vong, cộng dồn 111 ca.

Bạc Liêu có thêm 507 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 291 ca cộng đồng; 346 ca bình phục, 5 ca tử vong. Lũy kế đến nay tỉnh này có 25.932 ca nhiễm, trong đó có 19.356 ca bình phục, 214 ca tử vong.

Sóc Trăng ghi nhận 223 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số F0 trong toàn tỉnh lên 29.136 ca. Đến nay, tỉnh này đã điều trị khỏi 23.297 ca; Trong ngày 9 ca tử vong, cộng dồn 267 ca.

Kiên Giang có 282 ca mắc COVID-19, trong đó 93 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 28.261, ca điều trị khỏi 25.106.

An Giang ghi nhận 289 ca mắc COVID-19, trong đó có 208 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 31.199 trường hợp, đã điều trị khỏi cho 26.620 ca. Trong ngày có thêm 18 trường hợp tử vong, nâng số trường hợp tử vong lên 884 ca.

Bến Tre có thêm 157 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tất cả đều ca cộng đồng; trong ngày thêm 11 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 145.

Tiền Giang có 146 ca mắc COVID-19, trong đó 20  ca cộng đồng, 126 ca trong khu cách ly.

https://suckhoedoisong.vn/sang-25-12-hon-12-trieu-ca-mac-covid-19-tai-viet-nam-da-khoi-da-tiem-tren-2-trieu-lieu-vaccine-mui-3-169211225081102169.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?