Sáng 10/10: Chỉ còn 9% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị; Hơn 70 % người trên 18 tuổi ở TP HCM tiêm đủ 2 mũi vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến nay đã có 760.801 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh, chiếm 91% tổng số ca mắc COVID-19; Hơn 70 % người trên 18 tuổi ở TP HCM tiêm đủ 2 mũi vaccine; Tây Ninh tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, mua sắm test kit xét nghiệm nhanh và RT-PCR.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 836.134 ca mắc COVID-19, đứng thứ 42/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.493 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 831.523 ca, trong đó có 755.622 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.

+ Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (409.061), Bình Dương (221.300), Đồng Nai (54.327), Long An (33.226), Tiền Giang (14.477).

 

 Trên cả nước chỉ còn 9% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị
Trên cả nước chỉ còn 9% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị.


Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 9/10 là 1.319 nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 760.801

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 788

- Thở máy không xâm lấn: 145

- Thở máy xâm lấn: 668

- ECMO: 22

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 119 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.442 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.899.799 mẫu cho 55.617.772 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 51.968.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 37.725.480 liều, tiêm mũi 2 là 14.242.628 liều.

 


Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 323.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 238 triệu ca, trong đó trên 4,86 triệu ca tử vong

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 41.000 ca), Anh (34.950 ca) và Nga (29.362 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (968 ca), Mỹ (578 ca) và Mexico (489 ca).

TP HCM: 70,3% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19

Ngày 9/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 20.088 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 8.704 người.

Số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày 9/10 là 968 người. Hiện nay, tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 18.059 người.

Số trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang điều trị là 1.433 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 150 người. Số trường hợp xuất viện trong ngày là 2.141 người, số ca xuất viện cộng dồn là 229.262 người. Số ca tử vong trong ngày là 74 người.

Trong ngày 8/10, TP HCM đã tiêm được 72.375 người. Tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định. Từ khi TP HCM bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 8/10 đã tiêm được 12.118.174 mũi tiêm, trong đó 5.069.498 người tiêm mũi 2.

Đến nay, 97,8% người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi, 70,3% người tiêm đủ 2 mũi, 74,89% người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi và 66,04% người trên 50 tuổi được tiêm 2 mũi. Vaccine Vero Cell đã tiêm cho 2.954.889 người.

Số trường hợp đang cách ly tập trung là 1.411 trường hợp. Số trường hợp F1 đang được cách ly tại nhà là 14.087 người.


Bình Dương: Chỉ còn gần 20.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị

Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, tối 9/10, Bình Dương ghi nhận 820 ca mắc COVID-19 mới qua xét nghiệm RT-PCR, giảm 8 ca so với ngày 8/10.

Cũng theo báo cáo, các huyện, thị, thành phố phát hiện 695 trường hợp dương tính với C0VID-19 qua test nhanh, tăng 161 trường hợp so với ngày trước đó. Tính trong đợt dịch thứ 4, toàn tỉnh ghi nhận 221.300 ca mắc COVID-19.

Thống kê từ hệ thống điều trị, trong ngày toàn tỉnh có 2.236 bệnh nhân COVID-19 xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện, khỏi bệnh lên 207.600 người.

Hiện toàn tỉnh đang điều trị cho 19.672 bệnh nhân, trong đó điều trị tại 3 tầng điều trị là 17.146 bệnh nhân, điều trị tại nhà là 2.526 bệnh nhân.

Tây Ninh: Tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, mua sắm test kit xét nghiệm nhanh và RT-PCR

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung hướng dẫn của Bộ Y tế và các chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát về quy trình, thủ tục mua sắm, về chất lượng, giá, tư cách pháp nhân… theo đúng quy định pháp luật; tập trung vào giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm đang thực hiện tại các công ty cung ứng, cơ sở sử dụng các loại xét nghiệm (bao gồm cả test xét nghiệm chẩn đoán kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR xác định COVID-19).

Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thành lập đoàn liên ngành để thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở mua bán, sản xuất, kinh doanh và sử dụng các trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống dịch, đặc biệt là các loại xét nghiệm chuẩn đoán nhanh và xét nghiệm RT-PCR xác định COVID-19.

Kịp thời chấn chỉnh và xử lý ngay các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, thông tin kết quả xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; chuyển ngay hồ sơ cho Công an tỉnh xử lý nếu phát hiện có dấu hiệu hình sự.

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)
 

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.