Săn lộc biển trên Gành Yến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cứ đến dịp cuối năm âm lịch, người dân xã Bình Hải, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại kéo nhau ra Gành Yến để cạo mứt biển, thứ mà họ vẫn gọi là lộc biển.

Cạo mứt biển trên gành đá ẢNH: THANH QUÂN
Cạo mứt biển trên gành đá ẢNH: THANH QUÂN
Kiếm tiền triệu mỗi ngày
Mứt biển là một loại rong biển, mọc bám trên các gành đá ven bờ biển, chỉ xuất hiện vào các tháng 10 - 12 âm lịch. Mứt biển có giá trị kinh tế cao nên người dân vùng biển coi đây là món quà thiên nhiên ban tặng. Cái tên “lộc biển” cũng xuất phát từ đó.
Cứ vào mùa mứt biển, người dân xã Bình Hải lại kéo nhau về Gành Yến (thuộc thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải), nơi có những bãi đá xếp chồng lên nhau để săn lộc biển. Ngay cả những người gạo cội trong nghề cũng không thể biết chính xác cái nghề này có từ khi nào. Bà Ngô Thị Tuyết (58 tuổi, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải) cho biết: “Từ lúc còn nhỏ, khoảng 14 tuổi, tôi đã theo người lớn đi cạo mứt về bán. Cho đến giờ cũng hơn 30 năm trong nghề nhưng cũng không thể biết nó xuất phát từ khi nào. Cái nghề này giống như truyền thống của làng vậy, từ thời ông bà xa xưa đã có rồi”.
Cũng theo lời bà Tuyết, nhờ trời thương nên năm nào Gành Yến cũng xuất hiện lượng lớn mứt biển khi vào mùa. Những năm gần đây giá mứt biển rất cao, dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Cũng chính vì được giá nên số lượng người trong xã đi cạo mứt biển ngày càng nhiều, thậm chí thu hút người dân các xã lân cận tìm đến.
Năm nay lượng mứt biển có phần nhiều hơn những năm trước, nên người dân xã Bình Hải luôn vui vẻ mỗi khi ra Gành Yến cạo mứt. Theo chia sẻ của những tay cạo mứt lão luyện, những ngày đầu tháng 10 âm lịch năm nay là lúc mứt biển có nhiều, nên chỉ trong một buổi sáng người lành nghề có thể thu hoạch được từ 5 đến 7 kg, kiếm được trên 1 triệu đồng/ngày là chuyện bình thường. Nếu những người có con cái theo phụ thì kiếm được đến 2 triệu đồng mỗi ngày.
Mứt biển chỉ cần trời lạnh và mưa là sẽ mọc phủ kín các gành đá ven biển. Thời gian sinh trưởng cũng rất nhanh, thu hoạch xong nghỉ hai ba hôm là có thể thu hoạch tiếp. Năm nay thời tiết tại tỉnh Quảng Ngãi mưa lạnh nhiều, đó cũng là một phần nguyên nhân người săn mứt biển tại Gành Yến được mùa. Chỉ trừ những hôm biển động mạnh quá thì người dân mới không đi thu hoạch mứt biển. Vào dịp cuối mùa (tháng 12 âm lịch), mứt biển ít dần đi nhưng nếu ai siêng năng thì cũng kiếm được 3 đến 4 kg mỗi ngày.

Những cơn sóng lớn liên tục ập vào nơi thu hoạch mứt biển
Những cơn sóng lớn liên tục ập vào nơi thu hoạch mứt biển
Mưu sinh nhiều vất vả
Theo kinh nghiệm của người đi cạo rong mứt tại Gành Yến, dùng nắp chai bia hoặc muỗng để cạo rong mứt là dễ nhất. Tuy nhiên cũng có nhiều người săn nghiệp dư chỉ dùng tay không để thu hoạch rong mứt.
Mới nghe kể về nghề cạo mứt biển thấy có vẻ đơn giản, nhưng nếu ai đi cạo mứt biển một lần rồi thì mới thấy gian nan biết dường nào. “Cái loại mứt biển này nó chỉ có vào mùa lạnh, năm nào mưa và lạnh nhiều thì năm đó sẽ sinh sôi nhiều. Chính vì vậy làm nghề này phải chấp nhận dầm mưa và chịu rét”, bà Nguyễn Thị Liễu (57 tuổi, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải) cho biết.
Đi cạo mứt biển không chỉ dựa vào thời tiết mà còn trông vào con nước. Vì mứt biển bám nhiều trên những tảng đá ngâm trong nước và chỉ khi thủy triều rút mới lộ ra. Thường thì con nước sẽ cạn vào buổi sáng, đó cũng là thời điểm thích hợp để thu hoạch vì trời vẫn chưa đủ nắng làm khô mứt bám trên đá.
Cái loại mứt biển này nó chỉ có vào mùa lạnh, năm nào mưa và lạnh nhiều thì năm đó sẽ sinh sôi nhiều. Chính vì vậy làm nghề này phải chấp nhận dầm mưa và chịu rét
Bà Nguyễn Thị Liễu (thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Theo lời bà Liễu, người cạo mứt biển ở Gành Yến thường đi lúc 4 giờ sáng, một số người đi từ 3 giờ. Vì để ra được gành đá nơi có thể thu hoạch mứt biển phải mất hơn nửa giờ đồng hồ. Sau đó tranh thủ cạo cho nhanh để đến 9 giờ sáng mang về chợ bán. “Làm nghề thời vụ mà tính ra cũng bằng ngày công của mấy nghề khác”, bà Liễu nói.
Tuy nhiên, vào mùa đông với cái lạnh như cắt vào da thịt, phải thức dậy đi làm lúc 3 - 4 giờ sáng không phải chuyện dễ dàng, nhất là với những phụ nữ lớn tuổi như bà Liễu và bà Tuyết. Chưa kể, địa điểm họ làm việc chính là các gành đá dọc mép biển, rất nhiều hiểm nguy chực chờ. Vách đá tại Gành Yến rất phức tạp, cộng thêm những cơn sóng hung tợn mùa biển động, là thử thách không nhỏ đối với những người đi săn lộc biển. Ngoài ra, mứt biển bám vào làm cho những tảng đá hết sức nguy hiểm vì trơn trượt. Nếu đi đứng không cẩn thận sẽ bị ngã ngay.
Nghề của những người phụ nữ
Khi chúng tôi đến Gành Yến, không khỏi bất ngờ vì những người đi thu hoạch mứt biển đa số là phụ nữ. Tuy nhiên sau một ngày cùng họ mưu sinh vất vả, chúng tôi mới hiểu ra nguyên nhân. Yếu tố quyết định kết quả thu hoạch chính là sự linh hoạt của đôi tay khi cạo mứt biển bám trên đá. Nhìn đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ mới hiểu được tại sao đàn ông ít ai làm nghề này. Ngoài ra, việc ngồi một chỗ nhiều giờ liền có lẽ cũng rất khó với những người đàn ông.
Xuyên suốt chuyến đi chúng tôi chỉ gặp vỏn vẹn bốn người đàn ông cạo mứt biển tại Gành Yến. Ông Nguyễn Văn Vũ (63 tuổi) là một trong bốn người đàn ông mà chúng tôi gặp được, than thở: “Mấy đứa con đi làm ăn ở xa hết, nhà giờ chỉ có hai vợ chồng già. Vợ tôi thì đi thường xuyên, còn tôi lâu lâu mới đi một hôm. Chủ yếu đi cho vui chứ không có biết cạo, toàn dùng tay nhổ từng cọng một”.
Vừa ngon, vừa bổ dưỡng
Tuy không giỏi thu hoạch mứt biển nhưng về phần chế biến món ăn từ mứt biển thì ông Vũ lại tỏ ra rất sành sỏi. Ông cho biết mứt biển dù tươi hay khô đều nấu được rất nhiều món ngon. Mứt tươi khi mới hái về đem ngâm rồi rửa sạch. Nhanh nhất là trộn gỏi, nấu canh, xào với thịt ba chỉ đều được. Còn với mứt khô thì chỉ cần đem ngâm với một ít nước sẽ nở ra giống như mứt tươi.
Người dân quanh khu vực Gành Yến thường chọn cách rất dân dã là nấu canh với thịt ba chỉ. Một tô canh mứt biển cũng đủ năng lượng sau một ngày còng lưng cạo mứt trên gành đá.
Không chỉ đơn giản là một loại thực phẩm ngon mà mứt biển còn rất tốt cho sức khỏe. Người dân ở đây thường đồn nhau rằng ăn mứt biển sẽ giải độc, thanh mát cơ thể. Từ người lớn cho đến trẻ con đều ăn được. Có lẽ đó cũng chính là lý do mứt biển tại Gành Yến được thương lái và người dân các xã lân cận săn lùng. Hầu hết những người vừa thu hoạch mứt xong chỉ cần mang đến chợ, người dân sẽ kéo đến mua rất nhanh. Đối với những người đi thường xuyên và số lượng lớn thì thương lái sẽ tìm đến nhà để mua. Nên dù vất vả nhưng cứ hễ đến mùa biển động là người ta lại kéo nhau ra Gành Yến để săn lộc biển.
Theo Thanh Quân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.