Sách hay mùa Vu lan - "Vì thương" và "Cả một trời thương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng Bảy, mùa Vu Lan, cái tiết mưa ngâu gợi lòng hướng về cố hương, về gia đình, cha mẹ. Vì thương...Cả một trời thương đã ra đời từ một nỗi nhớ thương như thế.

"Vì thương..." - nơi gơi gắm tinh thần những người con thời hiện đại
"Vì thương..." - nơi gơi gắm tinh thần những người con thời hiện đại


Dẫu thời thế có thể thay đổi, nhiều giá trị bị mai một dần, nhưng tình thân gia đình thì đời nào cũng vậy, tuy biểu hiện có lúc khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là những tình cảm chan hòa, ấm áp. Những tác giả trẻ, có người chỉ mới đôi mươi đã ngồi lại cùng nhau viết nên tác phẩm Vì thương..., một tuyển tập những bài viết ghi lại tâm tình của những người con khi nghĩ về đấng sinh thành. Trong đó, có cả những người cha người mẹ của thế kỷ XXI với những cách nuôi dạy con theo hướng hiện đại, nhưng vẫn là thứ tình cảm gia đình ấm áp khó lòng phai nhạt được.

Giống và khác. Xưa và nay. Dù ở đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào, đọc Vì thương… là thấy thương thấy nhớ, thấy cái phần con trẻ trong ta thức dậy, đi quanh trong những khu vườn nhà, nắm lấy tay ba tay mẹ để được vỗ về an ủi. Chính thế mà dù được viết bởi nhiều tác giả khác nhau, nhưng Vì thương… lại có sự đồng nhất trên cùng trục giá trị nhân văn hướng về những tình cảm giản dị nguyên sơ; tuy quen thuộc mà vẫn làm cho ta rung cảm, khiến những kỷ niệm tưởng chừng rất cá nhân, lại tìm được sự đồng cảm phổ quát nhất.


 

"Cả một trời thương" với những mảnh đời đa dạng nhưng gắn kết tình cảm gia đình
"Cả một trời thương" với những mảnh đời đa dạng nhưng gắn kết tình cảm gia đình


Trong khi đó, với Cả một trời thương, tác giả Trúc Thiên lại có cách thể hiện tình mẫu tử riêng của mình. Tác phẩm gồm mười sáu truyện ngắn mà trong đó, mỗi truyện là một mảnh đời trôi nổi khác nhau, những mảnh đời rất đặc trưng của vùng đất Nam bộ.

Chân dung những người cha, người mẹ, những ông bà, chú thím, những người ta đã từng gặp đâu đó trên hình trình cuộc đời của mình nhưng vào trang văn Trúc Thiên vẫn có gì đó rất đặc biệt, như thể Trúc Thiên đã tạc lại họ từ bàn tay của mình, dựa trên chất liệu sinh động của miền Tây sông nước.

Ra mắt đúng vào dịp Vu Lan, Vì thương... Cả một trời thương đã gặp gỡ nhau ở chữ “thương” ấy. Tuy không đao to búa lớn, không nặng nề, hô hào hay đã được dùng đến mức mòn vẹt như chữ yêu, chữ thương ở hai tác phẩm là chữ thương nhẹ nhàng Nam bộ, chữ thương của thứ tình cảm đòi hỏi sự gắn bó và thấu hiểu, một thứ tình cảm thiêng liêng của gia đình bè bạn, dòng họ, anh em.

Xuân Thân (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.