Tiếp thị du lịch bằng chuyện dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 2 cuốn sách “Sự tích Kông Kah King” và “Sự tích Kon Jrang” do Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) sưu tầm và biên soạn (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) vừa được xuất bản dưới dạng truyện tranh. Đây là lần đầu tiên những câu chuyện cổ dân gian Bahnar ra mắt bạn đọc dưới hình thức này. Không chỉ kể những câu chuyện hấp dẫn, chúng còn được xem là cách tiếp thị du lịch hiệu quả.
  Lần đầu tiên những câu chuyện cổ Bahnar được xuất bản dưới dạng truyện tranh, đồng thời giải thích sự hình thành tên gọi các điểm du lịch kỳ thú của tỉnh.                                                                     Ảnh: H.N
Lần đầu tiên những câu chuyện cổ Bahnar được xuất bản dưới dạng truyện tranh, đồng thời giải thích sự hình thành tên gọi các điểm du lịch kỳ thú của tỉnh. Ảnh: H.N
Không chỉ là những câu chuyện cổ hấp dẫn, 2 cuốn sách còn góp phần giải thích sự hình thành tên gọi các địa danh khá quen thuộc với nhiều người, đó là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, 2 điểm du lịch kỳ thú của tỉnh Gia Lai.
Điều làm thỏa mãn những người yêu mến văn hóa Tây Nguyên là 2 cuốn sách dưới 20 trang nói trên có những tranh vẽ minh họa rất sinh động về đời sống của người Bahnar, một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời ở vùng Đông Trường Sơn với những đặc trưng riêng trong không gian làng truyền thống. Đó là hình ảnh những mái nhà rông, nhà sàn đặc trưng, là thiên nhiên Tây Nguyên với những thác nước hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh, muông thú và con người giao hòa. Cuối sách là phần tóm tắt câu chuyện bằng tiếng Anh, cần thiết cho du khách nước ngoài khi muốn tìm hiểu về địa danh và điểm đến trong hành trình khám phá Tây Nguyên.
Đây được xem là cách tiếp thị mới cho du lịch, bên cạnh các phương thức truyền thống như lâu nay vẫn làm. Sau 2 cuốn truyện tranh vừa xuất bản, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục tiếp thị các thắng cảnh, địa danh du lịch của tỉnh thông qua những câu chuyện bằng cách làm tương tự. Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ cho rằng: “Gia Lai có nhiều địa danh gắn với những câu chuyện cổ của các dân tộc, có thể kể lại bằng truyện tranh. Phần lớn tên các địa danh đó hiện nay vẫn chưa được giải thích một cách thấu đáo, hấp dẫn như tên gọi Pleiku, Biển Hồ, Hàm Rồng hay Chư Đăng Ya, nơi rất nhiều người tìm tới trong thời gian qua. Sắp tới, địa điểm này còn có lễ hội, dự kiến thu hút hàng ngàn lượt du khách và người dân. Nếu hiểu được tên gọi Chư Đăng Ya bắt nguồn từ đâu, gắn với truyền thuyết nào thì chắc chắn du khách sẽ rất thích thú. Người ta cũng sẽ yêu thêm nơi này qua các câu chuyện kiểu như vậy”.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, tiếp thị du lịch bằng truyện tranh không phải là một cách làm mới nhưng nó cần được làm mới trở lại để đáp ứng thị hiếu bạn đọc. Bên cạnh các tập sách dày, biển quảng cáo, tài liệu, tập gấp, tờ rơi… giới thiệu về văn hóa thì những cuốn sách tranh mỏng, nhỏ, dễ đọc kể những câu chuyện thú vị về văn hóa bản địa sẽ giúp du khách dễ dàng mang theo đọc trong lúc di chuyển trên các phương tiện đi lại. Cách tiếp thị này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiệu quả. Mỗi cuốn sách chỉ giải quyết 1 vấn đề (ở đây giải thích 1 địa danh), dưới dạng 1 câu chuyện thì sẽ dễ nhớ, dễ gây thiện cảm về vùng đất, con người nơi đó. Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ phân tích: “Có một lý thuyết rất đúng là muốn văn hóa phát triển lâu bền thì nên đầu tư vào trẻ em. Truyện tranh, theo đó, là cách hay để tiếp cận tâm hồn một đứa trẻ vì đa số các em đều rất thích loại hình này. Trẻ em thường nhớ rất lâu những câu chuyện kèm minh họa nhiều màu sắc, bắt mắt. Hơn nữa, truyện tranh vốn dành cho trẻ em nhưng người mua chúng lại là người lớn. Phụ huynh sẽ đọc, tìm hiểu trước khi mua (xem như người làm sách thắng lần 1), đọc xong mà con em chưa biết đọc thì họ sẽ kể lại chúng nghe (thắng lần 2), rồi trẻ em biết đọc (thắng lần 3), sau đó chúng kể cho những đứa khác nghe (thắng lần 4)… Chuỗi hành động này là có thật, với điều kiện văn hóa đọc được duy trì và người ta biết làm ra sách hay, bắt mắt, giá cả phù hợp”.
Như vậy, cách tiếp thị du lịch từ những câu chuyện văn hóa đã đạt được cùng lúc 2 mục tiêu: giúp du khách dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về một vùng đất, cung cấp tri thức văn hóa cho người dân và từ đó sự hiểu biết của mỗi cư dân địa phương về vùng đất mình sinh sống sẽ là yếu tố gây ấn tượng mạnh với khách du lịch. Với ý nghĩa đó, “Sự tích Kông Kah King” và “Sự tích Kon Krang” xứng đáng trở thành những cuốn sách đáng đọc đối với cả người lớn và trẻ em.
Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...