Sắc màu tình quê của Nguyễn Thị Tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm (ảnh) vừa bước sang tuổi 82 nhưng sức đi, sức vẽ của bà vẫn không ngừng.

 



Sau thành công của cuộc triển lãm tranh Xuân Mậu Tuất 2018 mà bà là chủ lực, cùng sự tham gia của một số đồng nghiệp, học trò trong nhóm 5P, vị họa sĩ lão thành gốc Tiền Giang nhưng gần cả đời gắn bó với Sài Gòn - TPHCM lại đang tiếp tục chuẩn bị những chuyến hành trình mới…

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm như trẻ hẳn so với cái tuổi của mình giữa họa thất 5P đầy tranh, nhất là những bức hoa sen. Trò chuyện với chúng tôi, bà cho biết từng có nhiều cơ hội định cư nước ngoài, nhưng vì yêu quê hương, yêu học trò, yêu cái ngôi nhà nhỏ sau lưng trường mỹ thuật nên bà ở lại. Nhờ đó, bà đã đi khắp đất nước mình và thấy nơi đâu cũng đẹp, vẽ được nhiều tranh, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm cũng nhắc lại kỷ niệm cách đây tròn 10 năm, bức tranh “Chợ quê” của bà đã bán đấu giá từ thiện được 5.000 USD trong chương trình ca nhạc “Xuân yêu thương” do Báo SGGP và Đài Truyền hình TPHCM tổ chức, gây quỹ ủng hộ người nghèo ăn tết. Đó là bức tranh lụa dài 1,6 x 1,1m bà vẽ vào năm 2007 trong một chuyến đi thực tế về Cồn Én (tỉnh An Giang). Đặc biệt, trên khung bức tranh còn có chữ ký lưu niệm của tổng lãnh sự 10 nước tại TPHCM là Nga, Mỹ, Trung Quốc, Lào, Cuba, Đức, Canada, Hà Lan, Singapore, Malaysia.

Được công nhận là nữ họa sĩ vẽ tranh lụa nhiều nhất Việt Nam, tính đến mùa xuân 2018, bà đã tham gia gần 100 cuộc triển lãm cá nhân, tập thể. Đặc biệt, bà đã có 25 cuộc triển lãm riêng về tranh lụa trong và ngoài nước (Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan…). Tại những cuộc triển lãm ở nước ngoài, tranh lụa của bà rất được ưa chuộng, có khi bán hết cả phòng tranh. Dù là tranh lụa hay sơn dầu, bằng bút pháp hiện thực, bà không chỉ mang đến cho người thưởng ngoạn sự phong phú của phong cảnh Việt Nam, mà trong đó còn ẩn chứa tình yêu của bà trước vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, thiên nhiên đất nước. Một tình yêu say đắm và một tâm thế thanh bình trong mỗi bức tranh sống động.

Ngắm nhìn những bức tranh phong cảnh của họa sĩ Nguyễn Thị Tâm, cảm giác thật thư thái, nhẹ nhàng với bao ký ức về làng quê lãng mạn. Đó là lũy tre, dòng sông, cây đa, mái đình. Đó là núi rừng mờ sương, đàn chim hoàng hôn bay về tổ. Đó là phố cổ với những cung bậc khác nhau trải dài theo thời gian. Đó là chú bé ngồi lưng trâu mơ màng ống sáo trên cánh đồng. Đó là những đóa sen thanh khiết.


Kỷ niệm sinh nhật tròn tuổi 70 và 75, họa sĩ đều triển lãm tranh hoa sen và còn dát vàng thật lên tranh để tôn vinh những đóa sen tàn ngả vàng trước khi kết thúc một vòng đời dâng hiến. Hoa sen mang lại cho bà nhiều điều kỳ diệu về nghệ thuật lẫn đời sống tâm linh. Càng về cuối đời, bà càng gắn chặt với thế giới kỳ ảo của hoa sen, sáng tác nhiều bức tranh đặc sắc, thu hút những người yêu tranh trong và ngoài nước. Qua nghệ thuật sắc màu của bà, những đóa hoa sen mang tâm hồn Việt, bản sắc Việt đã chinh phục trái tim không ít bạn tri âm hội họa trên thế giới…

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm bảo rằng, nếu có kiếp sau và sau nữa, bà vẫn chọn con đường hội họa, bởi kiếp này bà còn bao điều ấp ủ, suy tư nhưng thời gian không đủ để thực hiện. Với sức sáng tạo không ngừng, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm tin chắc, mình sẽ mở vài cuộc triển lãm cá nhân về hoa sen trong những năm tới để tri ân cuộc đời và tri ân chính… hoa sen đã giúp mình thăng hoa.

Phan Huỳnh (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.