Rừng vải cổ thụ sai trĩu quả giữa đảo Cát Bà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Rừng vải thiều 1.300 gốc sai trĩu quả giữa vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng đang chín đỏ, du khách có thể rẽ vào tham quan miễn phí.
Thanh Hà (Hải Dương) được mệnh danh là đất vải thiều, xong để có cả một rừng vải cổ với đường kính thân lên tới cả mét, vài ba người ôm thì chỉ có ngoài đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Thanh Hà (Hải Dương) được mệnh danh là đất vải thiều, xong để có cả một rừng vải cổ với đường kính thân lên tới cả mét, vài ba người ôm thì chỉ có ngoài đảo Cát Bà, Hải Phòng.
 
Rừng vải thiều nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km về hướng đông bắc, lọt thỏm giữa lòng chảo của vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cả rừng vải đang chín rộ, hương thơm phảng phất núi rừng.
Rừng vải thiều nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km về hướng đông bắc, lọt thỏm giữa lòng chảo của vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cả rừng vải đang chín rộ, hương thơm phảng phất núi rừng.
Ông Nguyễn Trọng Say (58 tuổi), trú tại khu dân cư Hải Sơn, Cát Bà cho biết, năm 1979 khi được điều động từ quê nhà ở huyện An Lão (Hải Phòng) ra đảo làm công nhân sẻ gỗ cho lâm trường Cát Bà, ông đã thấy trên đảo có cả rừng vải thiều bạt ngàn. Khi đó cây to có đường kính thân lên đến 0,5 m.
Ông Nguyễn Trọng Say (58 tuổi), trú tại khu dân cư Hải Sơn, Cát Bà cho biết, năm 1979 khi được điều động từ quê nhà ở huyện An Lão (Hải Phòng) ra đảo làm công nhân sẻ gỗ cho lâm trường Cát Bà, ông đã thấy trên đảo có cả rừng vải thiều bạt ngàn. Khi đó cây to có đường kính thân lên đến 0,5 m.
Cũng theo ông Say, ngày đó lãnh đạo lâm trường cho hay, đây là giống vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được trồng vào những thập niên 60. Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt, cây vải phát triển mạnh và cho trái quanh năm. Trái vải Cát Bà to, khi chín vỏ có màu đỏ thẫm như vải thiều của vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) và có vị ngọt rất đặc trưng, được nhiều du khách thích thú.
Cũng theo ông Say, ngày đó lãnh đạo lâm trường cho hay, đây là giống vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được trồng vào những thập niên 60. Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt, cây vải phát triển mạnh và cho trái quanh năm. Trái vải Cát Bà to, khi chín vỏ có màu đỏ thẫm như vải thiều của vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) và có vị ngọt rất đặc trưng, được nhiều du khách thích thú.
Theo Ban quản lý vườn quốc gia Cát Bà, rừng vải được lâm trường Cát Bà trồng thành 2 đợt theo chỉ đạo của thành phố Hải Phòng. Đợt 1 vào năm 1968 và đợt 2 vào năm 1972. Bốn năm sau, UBND thành phố Hải Phòng cho lâm trường giải thể, toàn bộ khu rừng, bao gồm cả rừng vải được bàn giao cho Vườn quốc gia Cát Bà. Kể từ đó, cây vải phát triển tự nhiên, ít bị tác động của con người.
Theo Ban quản lý vườn quốc gia Cát Bà, rừng vải được lâm trường Cát Bà trồng thành 2 đợt theo chỉ đạo của thành phố Hải Phòng. Đợt 1 vào năm 1968 và đợt 2 vào năm 1972. Bốn năm sau, UBND thành phố Hải Phòng cho lâm trường giải thể, toàn bộ khu rừng, bao gồm cả rừng vải được bàn giao cho Vườn quốc gia Cát Bà. Kể từ đó, cây vải phát triển tự nhiên, ít bị tác động của con người.
Hiện rừng vải còn khoảng 1.300 cây, trong đó cây to nhất có đường kính thân lên tới gần 1,5 m, cao khoảng 7-8 m. Khách du lịch đến đảo Cát Bà, sau khi qua phà Bến Gót - Cái Giềng sẽ đi theo đường xuyên vườn quốc. Qua trung tâm vườn 200 m là vườn vải hiện ra trước mắt, phía bên tay phải. Để xuống thăm rừng vải, du khách chỉ cần để xe bên đường, đi bộ vài chục mét là tới. Khách có thể thưởng thức thoải mái mà không mất phí.
Hiện rừng vải còn khoảng 1.300 cây, trong đó cây to nhất có đường kính thân lên tới gần 1,5 m, cao khoảng 7-8 m. Khách du lịch đến đảo Cát Bà, sau khi qua phà Bến Gót - Cái Giềng sẽ đi theo đường xuyên vườn quốc. Qua trung tâm vườn 200 m là vườn vải hiện ra trước mắt, phía bên tay phải. Để xuống thăm rừng vải, du khách chỉ cần để xe bên đường, đi bộ vài chục mét là tới. Khách có thể thưởng thức thoải mái mà không mất phí.
 Toàn bộ thân cây rêu phong phủ kín mốc trắng. Khuyến cáo: Rừng vải phát triển tự nhiên, phía dưới cổ mọc um tùm, nhiều muỗi. Để tránh côn trùng du khách cần mang theo dầu gió, cao hoặc thuốc.
Toàn bộ thân cây rêu phong phủ kín mốc trắng. Khuyến cáo: Rừng vải phát triển tự nhiên, phía dưới cổ mọc um tùm, nhiều muỗi. Để tránh côn trùng du khách cần mang theo dầu gió, cao hoặc thuốc.
Giang Chinh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.