Rau nhót quê tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến với mảnh đất Quỳnh Lưu nơi địa đầu xứ Nghệ, ngoài thưởng thức các món ngon từ biển, du khách sẽ khó quên được hương vị đặc trưng của nộm rau nhót - thứ quà quê dân dã mang đậm vị mặn mòi, nắng gió nơi đây.

 Với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ làng muối như chúng tôi, cây rau nhót gắn bó với cả tuổi thơ nhọc nhằn, nhiều kỷ niệm... - Ảnh: Tác giả cung cấp
Với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ làng muối như chúng tôi, cây rau nhót gắn bó với cả tuổi thơ nhọc nhằn, nhiều kỷ niệm... - Ảnh: Tác giả cung cấp


Rau nhót mọc hoang trên các đầm lầy, hồ tôm, ven theo các cánh đồng muối ở Quỳnh Lưu, lá và thân có nhiều nét giống cây hoa mười giờ. Lạ thật, giữa cái nắng chang chang và gió Lào rát bỏng, giữa nguồn nước mặn mòi hơi muối, loài rau hoang dại này vẫn mạnh mẽ vươn mầm và xanh tốt quanh năm. Với những người dân làm muối nơi đây, nộm rau nhót là món ăn khá quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, còn với những thực khách phương xa, rau nhót quả là món ăn dân dã nhưng ngon mắt, ngon miệng với mùi vị khá đặc biệt.

Những cọng rau nhót xanh non khi hái về được nhặt sạch lá cỏ, gốc già, đem ngâm trong nước lạnh vài giờ cho bớt đi vị chát mặn của nước muối, sau đó đem luộc lên. Rau nhót luộc vừa chín tới thì đổ ra rổ cho ráo nước và nhanh nguội, vắt sơ qua để ráo nước. Lạc rang xát vỏ giã dập. Giá rửa sạch trụng qua nước ấm. Cà rốt cạo vỏ bào sợi. Lá chanh thái chỉ. Ớt cay bỏ hạt giã dập băm nhỏ. Trộn đều rau với lạc, giá, cà rốt, lá chanh, ớt, nước cốt chanh, chút đường, bột ngọt (nên nếm thử chút rau trộn trước khi quyết định cho muối vào hay không vì rau nhót vốn có vị mặn). Khoảng sau 15 phút rau ngấm gia vị là sẽ có món nộm rau nhót thơm ngon.

Không chỉ xuất hiện trên mâm cơm như món rau quen thuộc, nộm rau nhót còn được dùng ăn kèm với bánh mướt, bún lá, hay đơn giản, một đĩa rau nhót đơn sơ cũng đủ làm nên một cuộc vui hội ngộ. Nộm rau nhót có vị chua cay mặn ngọt hài hòa; phảng phất mùi thơm lá chanh; béo bùi của lạc rang; mát giòn của giá, của cà rốt. Và đặc biệt hương vị thanh mát, rào rạo, sừn sựt đặc trưng của rau nhót, khiến ai đã từng một lần được thưởng thức cũng khó lòng mà quên được!

Với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ làng muối như chúng tôi, cây rau nhót gắn bó với cả tuổi thơ nhọc nhằn, nhiều kỷ niệm. Nhớ một buổi đi học, một buổi cắp rổ ra đồng, vạch từng bụi cỏ để tìm hái từng cọng rau nhót xanh non, về cho mẹ làm món rau trộn, ăn trừ bữa thay thịt cá bởi bữa ăn của nhà nghèo, ngoài cơm rau ra thì chẳng có thêm gì. Nếu có nhiều thì đem đi bán cho thương lái, mỗi rổ rau con con kiếm vài nghìn đồng mua sách vở đỡ đần cho bố mẹ. Cứ thế, cây rau nhót quê hương nuôi chị em tôi lớn lên, trưởng thành rồi xa xứ…

Và cứ mỗi lần đón tôi trở về, mâm cơm của mẹ tôi luôn có món nộm rau nhót quen thuộc - món ăn đậm đà vị quê hương, để mà thương, mà nhớ suốt đời.

 

 


Theo Nguyễn Thị Quỳnh Sen  (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.