Ký tự thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có cảm giác đôi khi một cái nhíu mày của mặt trời cũng khiến không khí trở nên oi nồng hơn. Rồi mưa giông sầm sập đến hay chỉ là cơn mưa bóng mây ngang qua bầu trời vời vợi xanh. Không một dấu hiệu của mùa thu. Chỉ một chút trở mình rất khẽ của cơn gió mang theo ít sương giá nên cái lạnh trượt rất nhẹ, thoảng như sợi tơ vương lên làn da. Vậy thôi cũng đủ vạch vào không gian một ký tự thu.
Phải chăng thu về bởi lòng người mong mỏi, thương nhớ, tương tư chiếc lá vàng bay trong gió hay mong một cái nắm tay ấm áp khi lang thang ra phố. Hoặc đơn giản chỉ là muốn trốn vào quán nhỏ để cà phê một mình, hít hà hương cà phê đan xen trong hơi lạnh phảng phất, nghe một bản nhạc mùa thu êm dịu luênh loang quyện với tiếng lá lao xao ngoài ô cửa. Tự dành cho bản thân một cách thưởng thu rất riêng.
Bạn hỏi, hôm nay đi nhận lớp có gì vui không? Lòng chợt chùng lại vài giây. Hơn hai mươi năm rồi, mùa thu nào chẳng đến trường đón lứa học trò mới. Gương mặt đứa trẻ nào cũng ánh lên niềm háo hức mong chờ. Bước chân nhí nhảnh, cái nhìn ngây thơ, có đứa lí lắc, đứa thì bẽn lẽn nép vào tay mẹ. Niềm hân hoan cứ lan ra từ bước chân non bé bỏng của các em như một nguồn năng lượng tươi mới tiếp sức cho “người chèo đò”. Nên cái việc định kỳ, lặp đi lặp lại mỗi năm tưởng như nhàm chán ấy hóa ra lại mang đến rất nhiều bất ngờ và thú vị. Những đôi tay xinh xinh bắt đầu nắn nót từng chữ cái và tôi gọi chúng là những ký tự mùa thu đầu tiên của hành trình làm học trò.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi có một sở thích rất lạ, đó là đôi khi thức khuya chẳng vì một lý do nào. Đơn giản là nằm lắng nghe tiếng đêm để buông trôi dòng suy nghĩ về những điều đã qua và mường tượng về tương lai. Đêm mùa thu trong ngần, nhẹ bẫng. Cái không khí ngột ngạt như tan biến, không để lại chút dấu vết. Tiếng côn trùng cũng trong ngần, lúc cao vút đầy nhã hứng, lúc đều đều như lời thủ thỉ, da diết... Tôi lặng nghe tiếng đêm thu lao xao, ngắm ánh sao nhấp nháy không ngừng. Để rồi thiếp đi lúc nào chẳng rõ.
Sớm mai, cây bàng góc đường quen đã lặng lẽ khoác chiếc áo đỏ tự bao giờ. Thu như ngừng lại trên từng phiến lá, khiến lòng người bâng khuâng. Mùa ở nơi này mỏng manh quá. Vậy nên, lòng người phải thật tinh tế mới nhận ra ký tự thu nồng nàn, thơm ngát với đủ cung bậc, sắc màu.  
Chỉ là những nét chấm phá thật dịu dàng vào từng phiến lá, từng hạt sương li ti mỗi sớm mai, vào ánh tà dương lùi về phía núi. Không một dấu hiệu rõ rệt. Nhưng đấy là cách Phố núi khắc nên những ký tự thu đặc biệt cho nơi này.                                                                               
TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...