Rạng ngời hào khí trời Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ðã 155 năm trôi qua, khí phách quật cường cùng sự hy sinh bi hùng lẫm liệt của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vẫn lưu lại dấu ấn đậm sâu trong lòng nhân dân. Nhân dân, đất nước mãi tri ân vị anh hùng làm nên lịch sử, rạng ngời hào khí nước Nam. 

Gương sáng người xưa

Trong cuộc kháng Pháp giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện nhiều tấm gương kiên trung dám quên mình xả thân vì nước vì dân. Uy danh và công trạng của các bậc tiền nhân luôn khắc sâu trong tâm khảm của thế hệ sau này. Cùng với những anh hùng như: Trương Định (1860 - 1864), Võ Duy Dương (1860 - 1886)…, gương sáng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868) được nhân dân, đất nước tôn vinh, ngàn đời khắc ghi.

Nguyễn Trung Trực sinh ra tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay là xã Bình Ðức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), có nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Thời trẻ, ông nổi tiếng cả văn võ lẫn đức độ, sự thông minh, khẳng khái.

Tháng 2.1859, thực dân Pháp tiến đánh thành Gia Định, bắt đầu xâm chiếm Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo đội dân dũng gia nhập nghĩa quân do Bình Tây đại nguyên soái Trương Định lãnh đạo. Sớm bộc lộ tài năng, đức độ của một thủ lĩnh xuất sắc, ông được Trương Định trọng dụng, giao cho làm Quyền sung Quản binh đạo. Chỉ bằng những vũ khí thô sơ nhưng với sự mưu trí, gan dạ, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã lập nên nhiều chiến công lẫy lừng; trong đó được nhắc đến nhiều nhất là trận đánh chìm chiến hạm L’Espérance (Hy vọng) tại vàm Nhựt Tảo (tỉnh Long An) vào ngày 10.12.1862; trận đánh chiếm đồn Rạch Giá ở Kiên Giang vào đêm 16.6.1868.

Sau này trong bài Điếu Nguyễn Trung Trực, nhà thơ lỗi lạc Huỳnh Mẫn Ðạt đã khắc họa: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần (Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất/ Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần).

Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Bình Định góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, gắn kết cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Bình Định góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, gắn kết cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Là người có công với nước với dân, Nguyễn Trung Trực trở thành niềm tự hào của nhân dân Nam bộ, nhân dân Bình Định, là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam, trở thành vị phúc thần trong lòng nhân dân. Câu nói bất hủ của ông: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây” được lưu truyền muôn đời, tiếp thêm tinh thần yêu nước bất diệt của dân tộc.

Vị phúc thần của dân

Truyền thuyết kể rằng, khi bắt được Nguyễn Trung Trực, thực dân Pháp dụ hàng mãi không được bèn đưa ông ra chợ Rạch Giá (Kiên Giang) xử chém ngày 27.10.1868 (tức ngày 12.9 năm Mậu Thìn). Kính trọng, thương tiếc Nguyễn Trung Trực, đồng bào đã mang chiếc chiếu thấm máu người anh hùng tại pháp trường về thờ. Cũng từ đó, nghề dệt chiếu hoa với chữ Thọ được lưu truyền tại làng nghề dệt chiếu Tà Niên cho đến nay.

Từ xóm Nghề (Long An), Nguyễn Trung Trực ra đi với chí lớn, với lời thề giết giặc cứu non sông. Tại Rạch Giá (Kiên Giang), ông đã ngã xuống ở độ tuổi ba mươi phơi phới tuổi thanh xuân khi nghiệp lớn còn chưa thành. Ông ra đi vì nghĩa lớn chí cao, nên sự kính yêu, niềm thương cảm, đặc biệt là việc thần thánh hóa trong tâm thức dân gian cũng là lẽ hiển nhiên. Hơn trăm năm qua, nhân dân tại nhiều tỉnh Nam bộ, như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Long An... lập nhiều đền, đình thờ và tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực xuất phát từ lòng kính ngưỡng công lao, đức độ của ông như một vị thần.

Mới đây hình ảnh người anh hùng trở thành phúc thần trong nhân dân được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh dựng thành vở tuồng Khí tiết rạng trời Nam. Nơi nguyên quán của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải (huyện Phù Cát), tỉnh Bình Định cũng đã xây dựng Đền thờ và hằng năm tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ ngày mất của ngài. Dù có sự khác nhau về hình thức tổ chức, nhưng Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Bình Định hay ở các tỉnh Nam bộ mang ý nghĩa to lớn, trở thành sợi dây gắn kết cộng đồng với nhau, cùng nhau chia sẻ, bảo tồn và phát huy những giá trị chung, đó là giá trị của chữ “trung” và “hiếu” của dân tộc Việt Nam.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Định về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 155 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2023), Lễ tiên thường khấn cáo nhân dịp giỗ Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào chiều 24.10 (nhằm ngày mùng 10.9 âm lịch) và Lễ chánh kỵ diễn ra vào sáng 25.10 (nhằm ngày 11.9 âm lịch) tại Đền thờ ngài.

Dịp này, Sở VH&TT phối hợp với UBND huyện Phù Cát tổ chức thêm các hoạt động khác tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực, như: Biểu diễn, thi đấu võ cổ truyền vào tối 22 - 23.10 (ngày 8 - 9.9 âm lịch), biểu diễn hát bội tối 24 - 25.10 (ngày 10 - 11.9 âm lịch).

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null