Quy định mới: Phụ nữ mang thai trên 13 tuần có thể tiêm vaccine Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 10.8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có bổ sung, điều chỉnh một số nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Đây là lần thứ 4 Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vaccine COVID-19 với nhiều lưu ý mới.
Bộ Y tế cho biết các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Các đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
+ Nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC.
+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)
+ Nhịp thở > 25 lần/phút
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
Bộ Y tế yêu cầu không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Ở quyết định 3445 ngày 15.7, Bộ Y tế quy định 6 trường hợp cần trì hoãn tiêm gồm: Người mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; Người đã tiêm vaccine COVID-19 khác trong vòng 14 ngày qua; Có bệnh mạn tính đang diễn biến nặng; Đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao; Bị bệnh cấp tính; Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng trong hướng dẫn mới đã giảm bớt thành phần trong nhóm này, còn 3 nhóm là:
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Như vậy, với quyết định mới, phụ nữ đang cho con bú, mang thai từ 13 tuần trở lên vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 với các loại vaccine COVID-19 khác, ngoài Sputnik V vì theo hướng dẫn mới, phụ nữ đang mang thai và cho con bú chống chỉ định với vaccine Sputnik V.
Với phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Tương tự, các trường hợp đã tiêm vaccine COVID-19 khác trong vòng 14 ngày đã không thuộc nhóm trì hoãn. Tuy nhiên, thời gian cách nhau giữa hai liều tiêm chủng cần đảm bảo theo chỉ định và hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Hiện tại, khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 khi các tiêm vaccine COVID-19 đã được phê duyệt tại Việt Nam gồm AstraZeneca: 8-12 tuần; Sputnik V: 3 tuần; Comirnaty (Pfizer): 3 tuần; Spikevax (Moderna): 4 tuần; Vero Cell: 3-4 tuần.
Chống chỉ định
- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Tại Quyết định 3802/QĐ-BYT cũng ban hành biểu mẫu Khám sàng lọc trước khi tiêm mới, theo đó Kết luận sau khi khám sàng lọc sẽ chỉ định những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng ngay; Chống chỉ định tiêm chủng vaccine cùng loại; Trì hoãn tiêm chủng; Chỉ định tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu phản vệ; Nhóm thận trọng khi tiêm chủng...
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.