Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 30/2023/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Theo đó, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền: Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; Chiến lược, kế hoạch dài hạn, chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác người Việt Nam ở nước ngoài sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo thẩm quyền; chủ trì nghiên cứu, tổng hợp đánh giá và đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược liên quan đến tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội sở tại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thực hiện công tác đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động thu hút và hỗ trợ phát triển nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước; tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước; hỗ trợ kết nối đổi mới sáng tạo.

Thông tin, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình đất nước, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý đối với các tổ chức xã hội liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác khen thưởng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao: Vụ Nghiên cứu tổng hợp; Vụ Thông tin-Văn hóa; Vụ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ; Văn phòng.

Việc ban hành Quy chế làm việc, các quyết định quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ủy ban có Chủ nhiệm và không quá 4 Phó Chủ nhiệm. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phân công một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban. Chủ nhiệm Ủy ban chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban.

Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Sáng 5-5, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2025.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

(GLO)- L.T.S: 50 năm không phải là thời gian dài trong lịch sử dân tộc nhưng là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá khứ luôn được trân trọng

Quá khứ luôn được trân trọng

(GLO)- Đó là cảm xúc của nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Kpă Ó (làng Bạc 1, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) khi gặp lãnh đạo Đảng, Chính phủ trong những ngày tháng 3 lịch sử tại Thủ đô Hà Nội và TP. Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp (phải) chúc mừng linh mục Nguyễn Quang Vinh trong chuyến thăm Lễ Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Đức An, TP.Pleiku. Ảnh Thanh Nhật

Gia Lai: Tôn giáo luôn đồng hành cùng sự phát triển tỉnh nhà

(GLO)- Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn được duy trì; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân luôn được tôn trọng, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả chính sách và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.