Quảng Trị: Một nông dân phát tài nhờ nuôi thứ lợn trông xấu xí, tướng dữ tợn, chưa lớn lái đã đòi mua

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngoài công việc chính tại Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Hồ Xá, với sự nhạy bén, năng động, anh Nguyễn Lê Anh Tuấn ở khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi lợn rừng để mở hướng phát triển kinh tế gia đình.

Sau hơn 3 năm, mô hình đã mang lại cho anh nguồn thu nhập ổn định với trên 200 triệu đồng/năm.
 

Mô hình nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Lê Anh Tuấn, khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Mô hình nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Lê Anh Tuấn, khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).



Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi lợn rừng của mình tại thôn Thủy Nam xã Vĩnh Kim, anh Tuấn chia sẻ: “Đầu năm 2017, sau khi tìm hiểu kĩ qua mạng internet và thấy được hiệu quả từ các mô hình nuôi heo rừng thực tế của những người bạn, mình đã quyết định cải tạo toàn bộ gần 1 ha đất rừng cao su của gia đình tại thôn Thủy Nam và đầu tư hơn 150 triệu đồng để nuôi heo rừng”.

Để tìm được nguồn giống chuẩn, anh Tuấn đã đến trang trại lợn rừng NTC tại Đông Anh, Hà Nội vừa tham quan, vừa học tập kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng trong thời gian một tuần và chọn mua được 17 con lợn giống về nuôi thử nghiệm.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu, do chưa kinh nghiệm về phòng trừ dịch bệnh cộng với việc thay đổi muôi trường sống đột ngột nên một nữa số lợn giống mang về đã bị chết. Không nản chí, anh Tuấn một lần nữa học lại kỹ thuật chăn nuôi lợn từ đầu, cùng với việc tìm hiểu qua mạng internet, tài liệu sách báo.

Anh Tuấn đã nhờ đến sự tư vấn của các cán bộ thú y tại địa phương và thường xuyên liên lạc, kết nối trao đổi tình hình với trang trại cung cấp giống để được chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp khắc phục. Nhờ đó, số lợn rừng còn lại dần phát triển ổn định hơn.

Từ 8 con lợn rừng giống còn sót lại đã được anh Tuấn chăm sóc và phát triển lên thành 10 lợn rừng nái sinh sản và 2 lợn rừng đực trưởng thành để phối giống. Trung bình mỗi năm, đàn lợn rừng đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa từ 7-12 con.

 

Lợn rừng con từ 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, biết ăn và có thể bắt đầu cai sữa. Sau 5-6 tháng là lợn rừng có thể xuất chuồng. Lợn rừng thành phẩm đạt độ xuất chuồng có trọng lượng từ 25kg trở lên, với giá bán lợn hơi dao động từ 120.000 - 150.000/kg, trung bình mỗi con đem lại nguồn thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng.

Riêng đối với lợn lợn rừng bán giống, tùy theo trọng lượng của lợn, có thể xuất chuồng bán từ 700.000 đồng đến 3 triệu đồng/con. Hiện trang trại nuôi lợn rừng của anh Tuấn luôn duy trì đàn lợn từ 40-50 con lợn rừng thịt thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Có những giai đoạn đỉnh điểm đàn lợn rừng thịt của trang trại lên đến gần 100 con. Qua đó, mỗi năm đem về thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình anh Tuấn.

Anh Tuấn cho biết, để được nuôi lợn rừng trước hết phải hiểu được tập tính ăn ở và sinh sản của chúng. Với bản năng sống hoang dã nên lợn rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động lạ.

Vì vậy chuồng trại nuôi lợn rừng cần cách xa khu dân cư, đường giao thông; môi trường nuôi lợn rừng phải gần giống môi trường tự nhiên, có nhiều cây cối. Trong quá trình chăn nuôi lợn rừng cần chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng thường xuyên và tiêm vắc xin phòng dịch bệnh đầy đủ cho đàn lợn.

Đặc biệt thức ăn cho lợn rừng cũng phải hoàn toàn tự nhiên và không được nấu chín; bên cạnh các loại cây cỏ được trồng để làm thức ăn chính như cỏ voi, khoai lang, cây chè khổng lồ, cây ngọc hoàng, ổi... anh Tuấn còn bổ sung thêm các loại cám đập tự nhiên từ lúa, ngô để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đàn lợn rừng.

Nhờ cách chăn nuôi lợn rừng như anh Tuấn mà chất lượng lợn rừng khi thành phẩm luôn đảm bảo độ chắc thịt và tỷ lệ nạc cao.

Hiện nay, đầu ra lợn rừng tại trang trại chăn nuôi của anh Tuấn khá ổn định, ban đầu khách mua hàng chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trong khu vực huyện Vĩnh Linh, nhưng nhờ chất lượng đảm bảo và tích cực giới thiệu trên mạng internet, lợn rừng của anh Tuấn đã mở rộng được thị trường, xuất bán ra các thành phố khác như Đông Hà, Đồng Hới và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Trị.

Ngoài mô hình nuôi lợn rừng, để tận dụng tối đa diện tích đất anh Tuấn còn kết hợp nuôi thêm 4 con hươu sao để lấy nhung và 10 bò mẹ sinh sản.  Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ các mô hình chăn nuôi, đời sống kinh tế của gia đình Tuấn ngày càng được nâng lên.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Tuấn cho biết: “Mình dự định trong năm nay sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lợn rừng, xây dựng thêm hệ thống chuồng trại để tăng đàn. Ngoài lợn rừng, mình cũng dự định sẽ đầu tư nuôi thêm gà thả vườn và thử nghiệm nuôi dúi rừng”.

Với những ưu điểm nổi bật như sức đề kháng cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có và giá cả ổn định thì mô hình nuôi heo rừng của anh Tuấn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Đây cũng là một trong những mô hình chăn nuôi heo rừng mới trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

 


Mô hình chăn nuôi heo rừng của gia đình anh Tuấn cho thấy hiệu quả kinh tế tích cực và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng hiện nay. Từ đó, cũng đã góp phần mở ra một hướng đi mới trong nông nghiệp chăn nuôi để nhiều người dân có thể học tập, nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế gia đình.

https://danviet.vn/quang-tri-mot-nong-dan-phat-tai-nho-nuoi-thu-lon-trong-xau-xi-tuong-du-ton-chua-lon-lai-da-doi-mua-20200803235741885.htm


Phương Nga (Cổng TTĐT huyện Vĩnh Linh)
(Dẫn nguồn theo Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.