Quảng Nam xin hỗ trợ que cấy, thuốc, vòng tránh thai... cho người dân bị ảnh hưởng COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chi Cục dân số kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam vừa gửi công văn đề nghị Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình hỗ trợ phương tiện tránh thai cho người dân tỉnh này bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Văn bản của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam gửi Tổng cục - Ảnh: M.T
Văn bản của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam gửi Tổng cục - Ảnh: M.T
Ngày 11-8, ông Phan Đình Nhân - chi cục trưởng Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam - cho biết cơ quan này đã gửi văn bản trên cho Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình.
Theo đó căn cứ vào nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, căn cứ vào tình hình thực tế của các địa phương từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. 
Nhiều gia đình không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng vì đại dịch dẫn đến thất nghiệp, khó khăn chồng chất. Thậm chí nhiều gia đình không có khả năng mua phương tiện tránh thai sử dụng để phòng tránh thai.
Trước diễn biến phức tạp khó lường của đại dịch, hiện nay toàn tỉnh tập trung vào việc phòng tránh và dập dịch, để góp phần chia sẻ khó khăn của người dân, Chi cục đề nghị Tổng cục hỗ trợ phương tiện tránh thai (que cấy, tiêm thuốc tránh thai, vòng tránh thai…) để cấp cho tất cả người dân không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Nhân cho biết việc cấp phương tiện tránh thai cho người dân có nhu cầu rất lớn, khoảng hơn 4 tỉ đồng. 
Vừa rồi theo thông tư 26 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu y tế, dân số giai đoạn 2016-2020, đối tượng được cấp miễn phí rất ít (hộ nghèo, cận nghèo), chỉ khoảng 10% trong tổng số người dân được hưởng nhưng nhu cầu của người dân rất cao.
Theo ông Nhân, để hoàn thành được chỉ tiêu được giao, phải có nguồn để cấp cho người dân. Vì vậy Chi cục mới làm tờ trình để xin. 
LÊ TRUNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).