Quảng Nam: Khuyết tật đôi tay, 8x "đánh liều" thế chấp nhà đất làm nông nghiệp hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt qua số phận nghiệt ngã, chàng trai đã mất 2 tay Nguyễn Thế Cường đã mạnh dạn thuê 3ha đất để làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Anh Nguyễn Thế Cường (sinh năm 1982, quê Quảng Nam) từng là sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Năm thứ 2 đại học, khi đang làm thêm phụ hồ để trang trải chi phí sinh hoạt, anh bị điện giật và mất 2 cánh tay. Biến cố cuộc đời khiến anh phải dừng lại việc học từ đó.

 

Anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC
Anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC


Từ chàng sinh viên với tương lai tươi sáng, sau biến cố anh Cường trở thành người khuyết tật. Vượt qua mọi khó khăn, anh bắt đầu lại cuộc sống mà không có đôi tay.

Anh Cường kể, anh mất một năm để hồi phục sức khoẻ. Để có tiền phụ giúp mẹ và em trai ăn học, anh xin đi làm trông xe, nhưng cũng không ai nhận. Sau đó anh chuyển sang nuôi cá cảnh, rồi mở quán internet và sửa chữa máy tính được 9 năm thì chuyển sang làm nông nghiệp sạch.


 

 Dù mất đôi cánh tay nhưng anh Nguyễn Thế Cường vẫn đảm nhiệm hết các công việc ở nông trại. Ảnh NVCC
Dù mất đôi cánh tay nhưng anh Nguyễn Thế Cường vẫn đảm nhiệm hết các công việc ở nông trại. Ảnh NVCC


Nói về lý do từ bỏ công việc ổn định để chuyển sang làm nông nghiệp sạch, anh Cường nói: “Tôi mở quán thấy khách lạm dụng internet nhiều quá, có nhiều người thân đến quán nói. Cộng với lúc đó, tôi nhận thấy nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch rất lớn. Trong khi tình trạng rau quả nhiễm hoá chất đầy rẫy, còn thực phẩm sạch khan hiếm nên có giá cao. Tôi mới đặt ra câu hỏi tại sao mình lại không làm nông sản sạch mà giá cả phải chăng?”.

Nghĩ là làm, năm 2017, anh lặn lội vào Bình Dương, Đà Lạt để tìm hiểu, học hỏi các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.


 

 Vườn dưa lưới của anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC
Vườn dưa lưới của anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC



Đúng lúc đó, Đà Nẵng có đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thế là anh quyết "liều" thế chấp sổ đỏ nhà đất để vay vốn ngân hàng hơn 1 tỷ đồng thuê 3ha đất tại xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) để khởi nghiệp.

“Tôi đầu tư nhà kính trồng dưa lưới hết khoảng 2,3 tỷ đồng, trong đó huyện Hoà Vang hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để xây lắp khung vườn kính”, anh Cường cho biết.

Anh Cường kể, lúc anh cầm sổ đỏ thế chấp, vợ anh cũng buồn và lo lắng vì biết khởi nghiệp với nông nghiệp không dễ dàng, làm nông nghiệp lại rất rủi ro. Tuy nhiên, từ lúc lấy nhau, chị luôn là người đồng hành, ủng hộ anh trong tất cả mọi việc.


 

Anh Cường đã đầu tư gần 7.000m2 nhà kính, nhà màng trồng các loại rau củ quả. Ảnh NVCC
Anh Cường đã đầu tư gần 7.000m2 nhà kính, nhà màng trồng các loại rau củ quả. Ảnh NVCC



“Chỉ là lo lắng lúc đầu, giờ vợ tôi là lao động chính của nông trại, vừa trồng, chăm sóc, đóng gói, tiêu thụ…”, anh Cường cười nói.

Còn anh Cường, dù bị mất 2 tay nhưng anh vẫn làm hết tất cả mọi công việc ở nông trại như xới đất, trồng cây, cố định cây, gieo hạt, điều chỉnh nước, bón phân, thu hoạch… chỉ ngoại trừ duy nhất 1 việc là leo lên nhà màng, nhà lưới để vệ sinh.

Với mô hình này, vợ chồng anh Cường đã tạo công ăn việc làm cho 11 lao động địa phương.

Theo anh Cường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nhà màng, nhà kính phải đầu tư lớn nhưng giảm được bệnh tật, sâu bọ, ảnh hưởng của thời tiết.


 

Năm thứ 3 khởi nghiệp với nông nghiệp, đáng ra nhà vườn đã có lãi, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh NVCC
Năm thứ 3 khởi nghiệp với nông nghiệp, đáng ra nhà vườn đã có lãi, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh NVCC


Hầu hết tất cả kỹ thuật đều do anh tự mày mò, tìm hiểu. Lúc đầu trồng thử nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ nên lại khó khăn và vất vả hơn. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc cẩn thận.

“Nhất là xuất hiện bọ trĩ, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì dịch sẽ bùng phát, lây lan. Mình không sử dụng thuốc trừ sâu, hoá học mà sử dụng các chế phẩm vi sinh, sinh học từ măng tre, gừng, tỏi, ớt, hành… để diệt sâu bệnh”, anh Cường cho hay.

Còn phân bón cho cây cũng được làm từ phân bón hữu cơ do anh Cường ủ từ các loại rau, củ quả hư hỏng.

Vườn trồng có tổng cộng 10.000 gốc dưa lưới, cứ 10 ngày anh lại xuống giống một đợt khoảng 1.000 gốc, mỗi đợt thu hoạch được khoảng 1,2 tấn dưa. Vì thế, nhà vườn luôn đảm bảo nguồn cung đều đặn quanh năm. Giá dưa lưới dao động từ 50.000-60.000 đồng/kg.


 

 Tất cả các sản phẩm đều được trồng theo hướng hữu cơ. Ảnh NVCC
Tất cả các sản phẩm đều được trồng theo hướng hữu cơ. Ảnh NVCC


Ngoài trồng dưa lưới, anh Cường đầu tư thêm một nhà màng trồng đủ loại rau củ như cà chua, dưa leo, cải thìa, cải bó xôi, mồng tơi, rau muống, cải cúc…, cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch phong phú. Hiện nay, anh Cường còn trồng thử nghiệm cả nho không hạt, nho móng tay…

Đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định. Rau quả cung cấp cho chợ, các cửa hàng thực phẩm, nhà hàng ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Sau 3 năm khởi nghiệp, năm đầu tiên vợ chồng anh lỗ, năm thứ 2 hoà vốn, đáng ra năm nay, dự kiến vườn trồng bắt đầu có lãi từ 200-300 triệu thì dịch bệnh bùng phát, hàng hóa bị dồn ứ, tiêu thụ chậm do nguồn thu mua chính là nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa.


 

Ngoài diện tích trồng trong nhà màng, nhà kính, khoảng 10.000m2 được anh trồng đủ các loại rau, cung cấp thực phẩm đa dạng, phong phú. Ảnh NVCC
Ngoài diện tích trồng trong nhà màng, nhà kính, khoảng 10.000m2 được anh trồng đủ các loại rau, cung cấp thực phẩm đa dạng, phong phú. Ảnh NVCC


“Dịch bệnh đã khiến mình biết việc quản lý, hoạt động lộ ra nhiều yếu điểm. Trước đây, mình chỉ tập trung sản xuất, vấn đề thị trường đầu ra lại chưa đủ mạnh, ít nhắm đến phân khúc siêu thị. Làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhưng chưa có chứng nhận, chưa chú trọng tem, nhãn mác, bao bì. Khi thị trường biến động thì hàng hoá bị ùn ứ”, anh Cường nói.

Chính vì thế, anh Cường tâm sự, hiện tại anh đang làm các thủ tục để làm bộ tiêu chuẩn VietGap để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp tục quản lý tốt 17.000m2 diện tích nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phát triển sản xuất, đảm bảo chất lượng.

Anh cũng hi vọng, sẽ có thêm nhà đầu tư để cùng anh mở rộng quy mô, phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

 

https://danviet.vn/quang-nam-khuyet-tat-doi-tay-8x-danh-lieu-the-chap-nha-dat-lam-nong-nghiep-huu-co-20201019154431113.htm

Theo Diệu Thuỳ (Infonet/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.