Qua những miền xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mùa này, khắp nẻo trời dịu dàng bảng lảng xanh man mác, non tơ. Nắng ùa về khắp lối, vàng ươm trên mọi ngả đường như sợi dây nối kết dẫn dụ, trôi trong veo cùng tháng ba xanh thẳm. Tôi thường ví von rằng, mảnh đất này như một chiếc thang cứ thế từng bậc, từng bậc đưa đến những miền thăm thẳm. Tôi gắn đời mình với nơi này rồi mặc nhiên hòa chung cùng dòng ký ức lặng lẽ.


Miền xanh mà tôi hoài nhớ là những bạt ngàn thông vun vút reo ca trong nắng ngay trên đèo An Khê-cửa ngõ nối miền xuôi và miền thượng. Sự hiểm trở của con đèo cùng với vẻ mênh mông của tàng cây xanh mát, lớp lớp của mây xanh bồng bềnh như chiếc màn che phủ đang cố bao biện những hiểm trở từ thiên nhiên hoang vu đầy bí hiểm, luôn thôi thúc bất kỳ ai muốn chinh phục cung đường. Đôi lần qua đèo, tôi nhất định phải dừng xe bằng được, rồi đứng ngay đỉnh đèo mà hít căng lồng ngực cho thỏa mong nhớ ngọn gió cao nguyên trong từng nhịp thở núi rừng xanh thắm.

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Nhích lên một chút khoảng giữa lưng chừng xanh ấy là đèo Mang Yang. Tuy không hiểm trở nhưng đường đèo ngoằn ngoèo uốn lượn dịu dàng như sợi tóc mây. Tôi luôn mặc định những phồn sinh cây cối, hương sắc nồng nàn dịu ngọt từ vườn rẫy, tiếng ùa về thẳm sâu của từng mao mạch đất đỏ bazan cứ thế tuôn ra như giọt mật ngọt ngào và vấn vương. Con đường đất đỏ dắt tôi men qua một hồ nước xanh ngắt nằm lặng yên cùng vẻ thâm trầm của núi rừng. Tôi rong ruổi trên những con đường, ngõ ngách từng buôn làng, đến đâu cũng hiện lên vẻ đẹp thuần chất, mộc mạc, nguyên sơ của người bản địa. Ngồi nơi phố huyện Mang Yang, nhẩn nha tách trà nóng hay thưởng thức vị đậm đà của ly cà phê đan quyện cũng lãng đãng sương sớm mai mới thấy phút giây bình yên, khẽ trôi xanh qua từng phiến lá nhỏ.

Men theo quốc lộ 14 là buôn làng của người Jrai, Bahnar nép mình khiêm tốn dẫn tôi về với miền xanh trải mướt màn. Những đồi chè ở đây trải dài, nhấp nhô bát ngát nối tiếp nhau đến tận chân trời. Từ trên cao nhìn xuống như chiếc bát úp xanh khổng lồ lúc ẩn lúc hiện. Nơi đây được ví là “những miền xanh trù phú” do con người kiến tạo, phân ô, chia luống thẳng tắp. Cùng với dáng đứng trầm ngâm, vững chãi của hàng cây muồng điểm xuyến như tô vẽ, khắc họa nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp chẳng nơi nao sánh được. Trời thì cao xa, mây thì bồng bềnh phủ trắng cả những triền đồi chè xanh thẳm. Dưới ánh nắng ban trưa, biển chè vẫn thản nhiên xanh, thản nhiên mênh mông bạt ngàn. Những muộn phiền ngày qua được xua tan hết, chỉ còn những cảm xúc dịu êm và thư thái, yên bình không đâu có được.

Tôi phóng tầm mắt nhìn về phía xa xăm, nơi bình minh dần dần ló rạng. Giữa mênh mông mây trắng, nắng vàng là màu xanh ngút ngàn, thăm thẳm của những miền xanh êm ả tuổi thơ. Cây lá căng tràn nhựa sống, vươn mình theo gió đung đưa cùng núi đồi sương sớm. Quê tôi đó, nơi có những mái nhà ngói xanh, ngói đỏ hòa vào nhau như một bản hòa âm ấm no và bình yên bất tận. Tôi về đây một sáng đầu mùa khô. Nương rẫy xanh, màu xanh hân hoan, tươi tốt, tôi như bị “bỏ bùa” biết bao lần nhớ thương. Nhà cũ tôi lọt thỏm trong màu xanh của vườn hồ tiêu mướt mát, nơi mang theo bời bời hứa hẹn mùa màng. Phía sau nhà, bông lau nở mỏng tang và mềm như lụa trắng, đang buông hờ ngang chiều bừng bừng sắc nắng; lau cứ thế nối tiếp nhau thả những hạt giống tốt tươi khắp núi đồi, nuôi lấy những mầm xanh sự sống của riêng mình. Trước nhà tôi, núi xanh một màu xanh trầm mặc ngàn năm. Như lời gió, lời núi, miền xanh nơi đây cứ thế mang vẻ đẹp ấm áp bình yên.

Mỗi ngày, sau bộn bề công việc, tôi bước ra phố nương mình bên hàng thông xanh non. Mỗi khi bắt đầu một ngày mới, khi nắng vỗ về ôm ấp, từng chiếc lá thông non thở nhẹ nhàng tỏa ra một mùi thơm dịu vợi. Phố dịu dàng xanh mát, phố rì rào reo ca, xua tan những muộn phiền trong lòng người tan cùng miền xanh xanh óng ả.

Không ai trong chúng ta có thể nhớ hết bao nhiêu miền xanh mà mình đã đi qua trong cuộc đời. Nhưng chắc hẳn ai rồi cũng nhớ thương quay quắt miền xanh mà mình luôn ao ước kiếm tìm để đi cho hết ngần ấy nhớ thương. Ngay lúc này đây, được ngồi trong ban mai xanh thắm, ngước mặt lên là thu trọn một miền xanh đang dâng tràn sức sống. Tia nắng cuối ngày xiên qua đám lá, đôi chim sẻ nâu chíu chít trên cành cũng biết nâng niu từng miền xanh.

PHÙ CÁT

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.