Quả ngon cuối mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa mùa mưa, Phố núi mờ sương, những đám mây xám trĩu nặng hơi nước như kéo bầu trời sà xuống thấp. Người ra đường dường như ít hơn, hàng cây ven đường đang dần trút lá. Ghé vào hàng hoa quả, chạm mắt vào những quả hồng mới chợt nhớ trời đã sang thu tự lúc nào.
Bà ngoại gọi điện, bà bảo na đã bắt đầu chín, thị cũng đang vào mùa, thơm lắm. Ngần ngừ một lát, bà hỏi, năm nay Covid thế nhà có ai về quê không? Nghe mẹ nói không về, bà bảo thế để bà gửi xe vào cho cả nhà mấy thứ quả trong vườn. Cứ vậy, năm nào mấy mẹ con không về được thì y như rằng sẽ có quà quê của bà.
Chẳng có gì nhiều nhặn, chỉ là bao đậu phộng nhân tròn căng mà mẹ thích rang cả vỏ, chỉ là nắm kê vàng ruộm để nấu chè, can mật mía để kho cá, mớ cá chỉ khô được xẻ ướp và phơi khô kỹ càng. Còn lại là quả, toàn là quả trong vườn bà. Này là quả thị vàng hườm hườm còn hơi ánh xanh, này là trái na mắt tròn đều xanh mát, thêm một mớ ổi sẻ trong vườn vì lần nào về cháu cũng trèo hái để nhâm nhi. Bà luôn dành những quả to nhất, đều nhất gửi đi. Mẹ cứ rưng rưng nước mắt khi nhận được thùng quà bà tận tay sắp xếp, đóng gói.
 Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Bà mẹ nào cũng sẵn niềm mong ngóng, chắt chiu dành cho những đứa con, đứa cháu phương xa. Quả ngon, quả ngọt hái xuống mà lòng cứ nghĩ thương chúng không được phần. Nên lại cắc củm để dành làm quà, cả đêm nghe gió xào xạc ngoài vườn cứ sợ rụng hết quả.
Sáng sớm hôm sau bà đã lụm cụm ra vườn mà ngó, đợi nắng ráo liền đi sai đứa cháu nào khỏe tay, khỏe chân leo lên trảy quả xuống cho bà để đem đi gửi xe. Trái nào bị chín quá đám cháu mới được ăn. Quà gửi đi rồi mà bà còn hồi hộp hơn cả người đợi quà, mới sáng sớm đã giục mẹ mau ra nhà xe nhận hàng. Bà sợ mấy quả na, quả thị già sẽ bị giập nhũn.
Những chiu chắt của bà được đám cháu xa nhà đón nhận đầy thích thú: Hương thị thơm đến nao lòng, những quả na tròn xoe mắt ngơ ngác... Đám trẻ cứ chạy quanh hít hà. Hương thị, hương na của bà gửi luôn ngọt ngào và ám ảnh. Mẹ lúc nào cũng giữ lại một trái thị nhỏ nhất để đầu giường cho thơm.
Và cứ mỗi lần như thế, mẹ đều rưng rưng ngâm lại câu thơ mà đám trẻ đã thuộc lòng: “Quả ngon dành tận cuối mùa/Chờ con phần cháu bà chưa trảy vào…” (Quả ngọt cuối mùa-Võ Thành An) khiến đám con nhỏ đang tranh nhau quả chín cũng phải chùng lòng nhớ thương.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null