KHU TRƯNG BÀY SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU:

Kết nối sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn nửa tháng hoạt động, Khu trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định tại Trung tâm Thương mại Quy Nhơn đã khẳng định là mô hình thiết thực, hiệu quả trong kết nối sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng. Không chỉ là điểm giới thiệu hàng hóa, khu trưng bày đang trở thành không gian trải nghiệm, lan tỏa văn hóa tiêu dùng hàng Việt.

Mô hình xúc tiến thương mại thiết thực

Khai trương từ ngày 24.5, Khu trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng của tỉnh do Sở Công Thương tổ chức đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Sau một tuần hoạt động, khu trưng bày đã thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Trong số 40 gian hàng, phần lớn được hỗ trợ miễn phí cho các DN, HTX uy tín để trưng bày, bán các sản phẩm OCOP.

Ông Trần Thanh Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: “Tổng lượng khách đến tham gia, mua sắm đạt hơn 1.000 lượt người, trung bình mỗi ngày khu trưng bày đón hơn 100 lượt khách, tổng doanh thu bán hàng của các DN đạt từ 60 - 70 triệu đồng/ngày, trung bình mỗi gian hàng doanh thu từ 1,8 - 2 triệu đồng/ngày. Chúng tôi thử nghiệm đến tháng 9 sẽ tổng kết và có định hướng mới cho khu trưng bày này. Theo đó, khu trưng bày không chỉ là nơi bán hàng mà còn là không gian giao lưu, giới thiệu sản phẩm đặc trưng mang bản sắc văn hóa của các địa phương trong tỉnh”.

Điều đáng ghi nhận là các DN tham gia có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhiều cơ sở, DN thuê người bán hàng riêng để tư vấn khách; một số DN nhỏ linh hoạt kết hợp, thuê chung 1 người bán hàng cho 4 - 5 gian nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Ngoài kênh bán trực tiếp, nhiều đơn vị còn livestream bán hàng 2 - 3 lần/tuần ngay tại khu trưng bày, thuê Tiktoker nổi tiếng đến quảng bá, làm clip giới thiệu khu trưng bày, sản phẩm… Các DN đã nỗ lực tận dụng hiệu quả nền tảng số để tiếp cận khách hàng rộng hơn.

Một số DN tổ chức truyền thông, PR trên trang mạng xã hội khá chuyên nghiệp để hướng dẫn mua sắm tại khu trưng bày như: Trúc Quán, Thảo mộc (huyện An Lão); Ngọc Điệp, gà xanh Giang Nguyên, HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân (huyện Hoài Ân); chả cá Thanh Vân (TP Quy Nhơn); bánh tráng Sachi (TX Hoài Nhơn) …

Chị Nguyễn Thị Bích Liễu (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn), chủ thương hiệu “Cô Ba Bình Định” với các sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt hoa nhài hoàn toàn tự nhiên, chia sẻ: “Nhờ khu trưng bày, tôi có không gian để gặp trực tiếp khách hàng, mời thử sản phẩm và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của mình. Ban đầu, mỗi phiên livestream tôi bán được vài đơn, sau đó tăng dần. Khách mua rồi giới thiệu thêm bạn bè, khiến đơn hàng tăng lên rõ rệt”.

Khách đến mua bánh tráng khoai lang tím của Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia được thưởng thức miễn phí khoai lang tại gian hàng trưng bày. Ảnh: HẢI YẾN

Khách đến mua bánh tráng khoai lang tím của Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia được thưởng thức miễn phí khoai lang tại gian hàng trưng bày. Ảnh: HẢI YẾN

Doanh nghiệp chủ động kết nối thị trường

Đến với khu trưng bày, Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia (TX An Nhơn) ngoài giới thiệu các dòng rượu vang truyền thống còn trưng bày sản phẩm mới là bánh tráng làm từ khoai lang tím tươi mới đạt tiêu chuẩn HACCP. Đáng chú ý, vùng nguyên liệu để sản xuất khoai lang tím được DN bao tiêu hơn 3 ha/năm, tạo sinh kế ổn định cho nông dân.

Bà Trương Thị Xuân Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia cho hay: “Chúng tôi đang thực hiện chiến lược ba bánh răng: Phát triển vùng trồng, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường. Nếu thị trường tốt, vùng nguyên liệu sẽ tiếp tục mở rộng. Nhiều khách tỏ ra bất ngờ khi biết nguyên liệu chính của sản phẩm khoai lang tím hiện đã được trồng ổn định tại Bình Định. Mỗi ngày chúng tôi bán hơn 20 kg khoai lang tím tại gian hàng để khách biết đến sản phẩm.

Cũng tại khu trưng bày, ông Tô Anh Dũng, chủ cửa hàng đặc sản Cá ngừ đại dương Anh Dũng (TP Quy Nhơn), cho rằng: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia một sự kiện quy mô lớn. Cá ngừ tươi sống không dễ bảo quản, nhưng chúng tôi đã nỗ lực chuẩn bị chu đáo để đưa đến khu trưng bày, vì mong muốn xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng”.

Ông Trần Thanh Trung - Quản lý Trung tâm Thương mại Quy Nhơn, đơn vị đồng hành tổ chức sự kiện, cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được lựa chọn là địa điểm tổ chức Hội chợ bán hàng OCOP tỉnh Bình Định năm nay. Việc cho thuê mặt bằng tổ chức hội chợ không chỉ là hoạt động thương mại, mà còn thể hiện trách nhiệm của chúng tôi trong việc kết nối sản phẩm đặc trưng của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội để Trung tâm tạo thêm không khí, thu hút khách hàng đến mua sắm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại của tỉnh nhà”.       

 HẢI YẾN

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null