Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Nhằm bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về Đảng, về Bác Hồ trong các em thiếu nhi, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em thể hiện năng khiếu, niềm đam mê hội họa, đầu tháng 2-2025, Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa phát động cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp.

Sau gần 1 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo và tích cực của các em học sinh trong toàn thị xã. Qua ngôn ngữ hội họa và góc nhìn lứa tuổi, các thí sinh đã mang đến những bức tranh đầy màu sắc, gửi gắm những thông điệp ý nghĩa.

1vc-3934.jpg
Bức tranh của em Huỳnh Diệu Tường Vy (lớp 6B, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám, phường Cheo Reo) được Ban Giám khảo đánh giá cao tại cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp. Ảnh: V.C

Từ hơn 300 tác phẩm dự thi, Ban tổ chức đã chọn ra 20 tác phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung kết và đăng tải lên Fanpage “Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa” để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Kết quả được tính dựa vào số lượt “thích”, “bình luận” và “chia sẻ” trên từng bức tranh sau khi đăng tải và sự đánh giá, tổng hợp từ Ban giám khảo.

Sau 4 ngày đăng tải trên mạng xã hội (từ ngày 22 đến 25-2), các bức tranh đã tạo hiệu ứng tích cực. Nhiều bức thu hút tới gần 600 lượt like, bình luận và chia sẻ.

2 ngày để hoàn thành sản phẩm dự thi, bức tranh của em Huỳnh Diệu Tường Vy (lớp 6B, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám, phường Cheo Reo) gây ấn tượng mạnh với Ban giám khảo từ đề tài đến bố cục chặt chẽ, cách phối màu khéo léo và thông điệp ý nghĩa.

Vy cho hay: Điểm nhấn trong bức tranh của em là hình ảnh đất nước Việt Nam hình chữ S được tạo thành từ những cánh hoa sen, loài hoa tinh khiết, biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, khí phách của con người Việt Nam. Bên cạnh đó là hình ảnh Bác Hồ cùng lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay trong gió; hình ảnh các bạn học sinh giúp đỡ một cụ già qua đường, quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo; cánh chim hòa bình…

“Thông qua bức tranh này, em muốn nhắn nhủ tất cả các bạn học sinh hãy thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và luôn tự hào rằng mình là người Việt Nam”-Vy chia sẻ.

Cũng chọn chủ đề thiếu niên nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, bức tranh của 2 em Nay H’Đin và Nay H’Cá (lớp 6, Trường THCS Dân tộc nội trú thị xã) được đánh giá cao về ý tưởng và sáng tạo trong cách thể hiện.

H’Đin bộc bạch: “Được học tập và sinh hoạt cùng nhau trong môi trường nội trú đã tạo thuận lợi cho chúng em có thời gian cùng thực hiện bức tranh này. Chúng em rất bất ngờ khi tác phẩm vào vòng chung kết. Chúng em luôn tự nhủ sẽ nỗ lực học tập thật tốt và làm nhiều việc có ích cho cộng đồng như chính thông điệp mà bức tranh muốn truyền tải đến người xem”.

Trong khi đó, là 1 trong số 8 tác giả “nhí” có bức tranh được vào vòng chung kết bậc tiểu học, em Nguyễn Ngọc Như Ý (lớp 3C, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám) vui mừng cho hay: Khi được cô Tổng phụ trách Đội gợi ý, em đã chọn vẽ hình ảnh các bạn học sinh tặng hoa Bác Hồ. Điểm tô cho bức tranh có thêm hình ảnh dòng sông êm đềm cùng cánh đồng lúa trĩu bông.

“Tuy Bác Hồ không còn nữa nhưng hình ảnh Người vẫn sống mãi trong lòng chúng em. Chúng em xin hứa học thật giỏi, vâng lời thầy cô, cha mẹ để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”-Ý bày tỏ.

2vc.jpg
Em Nay H’Đin (bìa phải) và Nay H’Cá (lớp 6, Trường THCS Dân tộc Nội trú thị xã Ayun Pa) đã cùng nhau hoàn thành bức tranh ý nghĩa để tham gia cuộc thi vẽ tranh do Hội đồng Đội thị xã tổ chức. Ảnh: Vũ Chi

Liên Đội Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám là liên đội có tác phẩm gửi dự thi nhiều nhất. Cô Đinh Thị Hường-Giáo viên Tổng phụ trách Đội-thông tin: Ngay sau khi có kế hoạch của Hội đồng Đội thị xã về việc tổ chức cuộc thi, Liên Đội đã triển khai đến tất cả các em học sinh trong tiết chào cờ đầu tuần.

Phát huy năng khiếu hội họa và sự sáng tạo, các phong trào, hoạt động của Đội như kế hoạch nhỏ, nghìn việc tốt, uống nước nhớ nguồn, giúp bạn vượt khó… đã được các em phản ánh rất sinh động và chân thật trong mỗi tác phẩm.

Từ 50 tác phẩm dự thi, Liên Đội đã chọn ra 32 tác phẩm gửi dự thi cấp thị xã. Rất vui vì Liên Đội có 3 tác phẩm được chọn vào vòng chung kết. Đây thực sự là sân chơi bổ ích, ý nghĩa, không chỉ giúp các em phát huy khả năng hội họa mà còn giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn Đảng, Bác Hồ trong mỗi em học sinh.

Đánh giá về cuộc thi, chị Nguyễn Thị Như-Phó Bí thư Thị Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thị xã-cho biết: Mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng các tác phẩm dự thi đều có sự đầu tư công phu. Các em khéo léo lồng ghép các hình ảnh, biểu tượng, thông điệp ý nghĩa về Đại hội Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sinh động và đầy cảm xúc vào bức tranh của mình.

Các tác phẩm không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc của các em về các sự kiện trọng đại của đất nước. Đặc biệt, nhiều bức tranh có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, có tính giáo dục cao. Trên cơ sở đánh giá của Ban giám khảo cùng kết quả bình chọn trên mạng xã hội, Ban tổ chức sẽ trao giải cho các tác giả “nhí” vào dịp Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thị xã Ayun Pa lần thứ VII-2025 vào ngày 6-3 tới.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.