Nhiều thanh niên Jrai vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhờ tinh thần vượt khó cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ nghèo người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên khá giả, giúp đỡ các hộ khó khăn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Biết tích lũy vốn sản xuất

Đó là trường hợp gia đình anh Kpă Lam ở buôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô. Khi ra ở riêng vào năm 2008, vợ chồng anh chỉ có vỏn vẹn 1 sào ruộng do bố mẹ vợ cho và căn nhà tạm chưa đầy 20 m2 được xây dựng nhờ khoản vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn.

Nhưng nhờ chịu khó làm lụng cộng với việc chi tiêu tiết kiệm nên vợ chồng anh dần tích lũy được tiền mua thêm đất sản xuất. “Đến năm 2010, vợ chồng mình đã mua được 2 ha đất rẫy”-anh Lam chia sẻ.

Có đất sản xuất, vợ chồng anh Lam bắt tay trồng mì, thuốc lá để cải thiện thu nhập. Hiện gia đình anh sở hữu 3 ha thuốc lá, 1 ha mì, 5 sào lúa nước và nuôi 5 con bò. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu về hơn 120 triệu đồng.

Bên cạnh việc tích lũy vốn mua đất sản xuất, vợ chồng anh còn đầu tư nuôi bò sinh sản. Thời điểm cuối năm 2019, gia đình anh có đến 20 con bò. Cuối năm 2019, vợ chồng anh đã xây dựng được ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi. Năm 2020, anh sắm thêm xe công nông để chở nông sản. Năm 2022, anh xây thêm lò sấy thuốc lá.

Gia đình anh Kpă Lam (Bôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô) thoát nghèo nhờ biết tích lũy vốn sản xuất nuôi trồng. Ảnh: K.H

Gia đình anh Kpă Lam (Bôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô) thoát nghèo nhờ biết tích lũy vốn sản xuất nuôi trồng. Ảnh: K.H

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, vợ chồng anh Lam còn hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật trồng thuốc lá cho những hộ dân trong vùng. Theo ông Lê Ngọc Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rtô: “Gia đình anh Kpă Lam là một trong những hộ người Jrai tiêu biểu của địa phương. Vợ chồng anh luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con trong lao động sản xuất. Trong những dịp sinh hoạt của buôn, tôi thường nêu gương hộ anh Kpă Lam để bà con học tập làm theo”.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

Năm 2010, chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) lập gia đình và ra ở riêng. Cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ khi đó rất khó khăn. Nhà đông anh em nên bố mẹ chị H’Luynh chỉ cho được 2 sào ruộng để làm vốn. Vợ chồng chị H’Luynh phải đi làm thuê để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Khó khăn càng chồng chất khi vợ chồng chị sinh con trai thứ tư. Năm 2018, gia đình chị H’Luynh được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội.

“Với số tiền vay được là 70 triệu đồng, mình dùng vào việc xây chuồng bò, chuồng heo và mua 2 con bò sinh sản, 2 con heo. Sau hơn 2 năm, nhà mình có thêm 2 con bò, 5 con heo”-chị H’Luynh chia sẻ. Nhờ có sự chăm chỉ lao động sản xuất, tích lũy vốn mà gia đình chị còn mua thêm được 2 sào đất rẫy để trồng mì.

Chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) sử dụng nguồn vốn chính sách để nuôi bò sinh sản. Ảnh: K.H

Chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) sử dụng nguồn vốn chính sách để nuôi bò sinh sản. Ảnh: K.H

Nhận xét về sự thay đổi tích cực của gia đình chị H’Luynh, bà Nay H’Li Na-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Rbol-cho rằng: “Nay H’Luynh là hội viên có tinh thần vượt khó, phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo vào năm 2020.

Thời gian đến, Hội sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, nhất là hội viên người Jrai thuộc diện khó khăn không ngừng nỗ lực trong lao động sản xuất để cải thiện thu nhập, phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, chủ động tích lũy tài chính, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.
“Rượu vang” Tây Nguyên

“Rượu vang” Tây Nguyên

(GLO)- Từ những loại quả thưởng thức cho “vui” miệng, gắn với ký ức tuổi thơ của không ít người Tây Nguyên, giới yêu ẩm thực phố núi Pleiku đã sáng tạo nên dòng rượu vang cao nguyên hấp dẫn mang tên boh chieng lai, chòi mòi (boh kchil).
Xơ mướp 'đi Tây'

Xơ mướp 'đi Tây'

Chỉ sau 2 năm khởi nghiệp, các sản phẩm độc đáo từ xơ mướp của chị Võ Thị Ngọc Thư (SN 1984, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã xuất ngoại và được ưa chuộng tại các thị trường như Mỹ, Canada, châu Âu.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Gen Z thời hiện đại, không ngại từ chối

Gen Z thời hiện đại, không ngại từ chối

Sẵn sàng nói "không" trước những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình như một cách để cấp trên đánh giá mình là người làm việc có chọn lọc, sáng suốt. Đây cũng được coi là một trong những đặc trưng khi nói về phong cách làm việc của gen Z thời nay.