Bỏ trường y, chàng trai về quê khởi nghiệp nuôi hươu sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 2 năm theo học trường y, Vũ Văn Quế (TX. Hoàng Mai, Nghệ An) bỏ giữa chừng rồi về quê khởi nghiệp bằng nghề nuôi hươu sao lấy nhung cho thu nhập khá.

Chúng tôi tìm về trại nuôi hươu của Vũ Văn Quế, SN 1993 ở khối 1, phường Quỳnh Xuân, TX. Hoàng Mai (Nghệ An) những ngày đầu tháng 8. Vừa lấy cỏ cho hươu ăn, Quế trải lòng về cơ duyên đến với vật nuôi hiền lành mà nhút nhát này.

Tốt nghiệp cấp 3, Quế chọn Trường Đại học Y khoa Vinh để theo học. Xong năm thứ hai, Quế khiến nhiều người ngỡ ngàng khi quyết định từ bỏ trường y. “Lúc biết em bỏ học đại học, gia đình ai cũng phản đối vì đang học tốt tự nhiên bỏ dở. Nhưng em đã quyết tâm nên không ai ngăn cản được”, Quế nhớ lại.

Quế có quyết định 'ngông' khi từ bỏ trường y về quê khởi nghiệp nuôi hươu sao

Quế có quyết định 'ngông' khi từ bỏ trường y về quê khởi nghiệp nuôi hươu sao

Để gia đình thấy sự lựa chọn của mình là đúng, Quế lăn lộn khắp nơi làm YouTuber rồi xây dựng, làm thị trường… Khi tích lũy được ít vốn liếng, chàng trai xứ Nghệ cùng một số anh em, bạn bè chung tay mở xưởng may. Trong thời gian này, Quế tham gia công tác Đoàn và giữ chức Bí thư chi đoàn khối 1, phường Quỳnh Xuân. Nhưng lúc bắt đầu có chút lãi, đại dịch COVID ập đến khiến những đơn hàng ngưng trệ. Hàng hóa làm ra không có nơi tiêu thụ, không có tiền chi trả công nhân dẫn đến xưởng may của Quế phải đóng cửa.

Thất bại với xưởng may, giấc mơ thành “ông chủ” không thành nhưng Quế không nản chí. Do gia đình có truyền thống nuôi hươu, được mọi người động viên, giúp đỡ, Quế thuê lại khoảng 2ha diện tích đất nông nghiệp trong khối xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi con vật nhút nhát này.

Quế cho biết, hươu sao là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu ra dễ dàng

Quế cho biết, hươu sao là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu ra dễ dàng

Bắt tay vào việc, được sự hỗ trợ của Đoàn phường, Quế vay mượn ngân hàng chính sách xây dựng chuồng trại và mua 10 con giống với số vốn đầu tư ban đầu hàng trăm triệu đồng. Khi mới về quê làm nông nghiệp, mọi người xung quanh ai cũng cười, bảo đang học đại học lại bỏ về quê làm nông dân. Quế thực hiện công việc ấp ủ. Thế rồi, ngày đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống, tối về Quế lại cắt cỏ, thái chuối để sáng ra có thức ăn cho hươu.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên thời gian đầu không ít lần hươu chết, với Quế đó là thiệt hại không nhỏ. Vì theo Quế, một con hươu giống giá cũng 15-20 triệu đồng.

Đoàn viên tiên phong nuôi hươu sao

Từ 5 cặp hươu lúc khởi nghiệp, hiện chuồng trại của Quế luôn có 30-40 con.
Từ 5 cặp hươu lúc khởi nghiệp, hiện chuồng trại của Quế luôn có 30-40 con.

Từ 5 cặp hươu giống ban đầu, hiện chuồng trại của đoàn viên Vũ Văn Quế luôn có 30-40 con hươu sao lấy nhung và lấy giống, cung cấp cho thị trường. Không chỉ vậy, thời gian gần đây, Quế còn đầu tư nuôi thêm nai lấy nhung, nuôi bò và hàng trăm con gà lấy thịt tăng thu nhập. Mỗi năm trừ chi phí, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung của Quế bắt đầu có lãi.

Theo Quế, Nghệ An có điều kiện khá thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi hươu sao. Đặc biệt, hươu sao là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra dễ dàng. Thức ăn chủ yếu của hươu là cỏ, ngô, lá cây… nên có thể tận dụng được từ các phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí. Trung bình mỗi năm, 1 con hươu chỉ hết khoảng 300.000 - 400.000 đồng thức ăn, thuốc men. Đối với con giống trưởng thành, sau thời gian 6 tháng chăm sóc đã có thể cho thu hoạch nhung vụ đầu tiên. Mỗi năm hươu cho thu hoạch nhung 2 vụ, tương đương từ 2 - 2,4 kg nhung mỗi con. Ngoài bán nhung hươu tươi, Quế còn học kỹ thuật cho hươu sinh sản để bán giống. Sau 3 - 4 tháng, hươu giống có thể xuất bán với giá từ 10 - 15 triệu đồng/con.

Ngoài hươu sao là vật nuôi chủ đạo, Quế còn nuôi thêm nai lấy nhung bước đầu có thành quả.
Ngoài hươu sao là vật nuôi chủ đạo, Quế còn nuôi thêm nai lấy nhung bước đầu có thành quả.

“Với em, không đâu bằng quê hương. Nên dù thế nào em vẫn mong được làm giàu trên chính mảnh đất này. Tuy thời kỳ đầu còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng em tin mình sẽ thành công với hươu. Thời gian tới, em sẽ tiếp tục phát triển đàn hươu lên khoảng 50 cặp, từ đấy sẽ có nguồn nguyên liệu cung cấp nhung hươu và con giống ổn định cho thị trường. Chính vì vậy, em mong muốn chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ các hộ nông thôn chăn nuôi cũng như tạo cơ hội cho các bạn trẻ, thanh niên nông thôn lập thân lập nghiệp, làm giàu trên chính quê hương mình”, Quế chia sẻ.

Anh Hồ Văn Hữu - Bí thư Đoàn phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) cho biết: Mô hình nuôi hươu của đoàn viên Vũ Văn Quế là mô hình tiên phong của Đoàn phường trong lĩnh vực chăn nuôi. Tuy mới thử nghiệm nhưng mô hình nuôi hươu sao của Quế mở ra hướng đi mới thoát nghèo cho những người trẻ, được nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đến tham quan, học tập.

Anh Hồ Văn Hữu - Bí thư Đoàn phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) cho biết: Mô hình nuôi hươu của đoàn viên Vũ Văn Quế là mô hình tiên phong của Đoàn phường trong lĩnh vực chăn nuôi. Tuy mới thử nghiệm nhưng mô hình nuôi hươu sao của Quế mở ra hướng đi mới thoát nghèo cho những người trẻ, được nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đến tham quan, học tập.

Theo Cảnh Huệ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.