Nhiều thanh niên Jrai vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ tinh thần vượt khó cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ nghèo người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên khá giả, giúp đỡ các hộ khó khăn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Biết tích lũy vốn sản xuất

Đó là trường hợp gia đình anh Kpă Lam ở buôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô. Khi ra ở riêng vào năm 2008, vợ chồng anh chỉ có vỏn vẹn 1 sào ruộng do bố mẹ vợ cho và căn nhà tạm chưa đầy 20 m2 được xây dựng nhờ khoản vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn.

Nhưng nhờ chịu khó làm lụng cộng với việc chi tiêu tiết kiệm nên vợ chồng anh dần tích lũy được tiền mua thêm đất sản xuất. “Đến năm 2010, vợ chồng mình đã mua được 2 ha đất rẫy”-anh Lam chia sẻ.

Có đất sản xuất, vợ chồng anh Lam bắt tay trồng mì, thuốc lá để cải thiện thu nhập. Hiện gia đình anh sở hữu 3 ha thuốc lá, 1 ha mì, 5 sào lúa nước và nuôi 5 con bò. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu về hơn 120 triệu đồng.

Bên cạnh việc tích lũy vốn mua đất sản xuất, vợ chồng anh còn đầu tư nuôi bò sinh sản. Thời điểm cuối năm 2019, gia đình anh có đến 20 con bò. Cuối năm 2019, vợ chồng anh đã xây dựng được ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi. Năm 2020, anh sắm thêm xe công nông để chở nông sản. Năm 2022, anh xây thêm lò sấy thuốc lá.

Gia đình anh Kpă Lam (Bôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô) thoát nghèo nhờ biết tích lũy vốn sản xuất nuôi trồng. Ảnh: K.H

Gia đình anh Kpă Lam (Bôn Phu Ma Nher 1, xã Ia Rtô) thoát nghèo nhờ biết tích lũy vốn sản xuất nuôi trồng. Ảnh: K.H

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, vợ chồng anh Lam còn hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật trồng thuốc lá cho những hộ dân trong vùng. Theo ông Lê Ngọc Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rtô: “Gia đình anh Kpă Lam là một trong những hộ người Jrai tiêu biểu của địa phương. Vợ chồng anh luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con trong lao động sản xuất. Trong những dịp sinh hoạt của buôn, tôi thường nêu gương hộ anh Kpă Lam để bà con học tập làm theo”.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

Năm 2010, chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) lập gia đình và ra ở riêng. Cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ khi đó rất khó khăn. Nhà đông anh em nên bố mẹ chị H’Luynh chỉ cho được 2 sào ruộng để làm vốn. Vợ chồng chị H’Luynh phải đi làm thuê để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Khó khăn càng chồng chất khi vợ chồng chị sinh con trai thứ tư. Năm 2018, gia đình chị H’Luynh được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội.

“Với số tiền vay được là 70 triệu đồng, mình dùng vào việc xây chuồng bò, chuồng heo và mua 2 con bò sinh sản, 2 con heo. Sau hơn 2 năm, nhà mình có thêm 2 con bò, 5 con heo”-chị H’Luynh chia sẻ. Nhờ có sự chăm chỉ lao động sản xuất, tích lũy vốn mà gia đình chị còn mua thêm được 2 sào đất rẫy để trồng mì.

Chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) sử dụng nguồn vốn chính sách để nuôi bò sinh sản. Ảnh: K.H

Chị Nay H’Luynh (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) sử dụng nguồn vốn chính sách để nuôi bò sinh sản. Ảnh: K.H

Nhận xét về sự thay đổi tích cực của gia đình chị H’Luynh, bà Nay H’Li Na-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Rbol-cho rằng: “Nay H’Luynh là hội viên có tinh thần vượt khó, phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo vào năm 2020.

Thời gian đến, Hội sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, nhất là hội viên người Jrai thuộc diện khó khăn không ngừng nỗ lực trong lao động sản xuất để cải thiện thu nhập, phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, chủ động tích lũy tài chính, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.