Chàng trai kiếm 60 - 70 triệu đồng/tháng nhờ làm gốm theo cách khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vũ Tuấn Long (26 tuổi) kiếm 60 – 70 triệu đồng/tháng nhờ không đi theo cách làm gốm của bố mẹ. Thay vào đó, anh sáng tạo những sản phẩm gốm "quái dị", thu hút đông đảo sự chú ý của nhiều người.

Nghề gốm chọn người

Dù gia đình có gần 30 – 40 năm làm gốm tại làng nghề trăm tuổi Bát Tràng, ông bà, bố mẹ đều là nghệ nhân lành nghề, thế nhưng Vũ Tuấn Long lại không biết… làm gốm. Anh chàng chỉ mới biết khoảng 3 tháng gần đây do một lý do đặc biệt.

Tuấn Long chụp cùng các sản phẩm gốm quái dị do anh bạn làm. ẢNH: NVCC
Tuấn Long chụp cùng các sản phẩm gốm quái dị do anh bạn làm. ẢNH: NVCC

Long cho biết khi ra trường, anh buôn bán quần áo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công việc bị chững lại do suy thoái kinh tế. Long chợt nhớ đến xưởng gốm và công việc truyền thống của gia đình. Anh muốn kinh doanh đồ gốm do bố mẹ làm ra nên quyết định học thêm cách làm.

"Nghe mình nói muốn nối nghiệp gia đình, bố mẹ mình rất mừng. Vậy là mỗi ngày mình đều đến xưởng để quan sát, học hỏi, lần mò từng chút. Ở xưởng gốm rất nóng bức, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cao… vì thế giai đoạn đầu mình rất nản chí. Mình làm hư, nổ không biết bao nhiêu sản phẩm, trong đó còn làm hư luôn… đồ gốm của bố mẹ. Dù vậy, mình vẫn quyết tâm chinh phục nghề này", Long kể.

Trong thời gian học, Long nhận ra các sản phẩm truyền thống chưa được nhiều bạn trẻ biết tới. Thay vào đó, giới trẻ lại mê các sản phẩm ngộ nghĩnh, độc lạ. Long bèn làm thử một chiếc đầu ngộ nghĩnh, sau đó lấy cục đất đắp thành cái mồm. Anh bạn đăng lên mạng, không ngờ sản phẩm này lại được nhiều người ủng hộ, đặt hàng vì xem quá giải trí.

Các sản phẩm gốm độc lạ, không giống ai lại rất hút khách. ẢNH: NVCC

Các sản phẩm gốm độc lạ, không giống ai lại rất hút khách. ẢNH: NVCC

Long cho rằng anh bạn đã đi đúng hướng và nghiên cứu làm thêm một số sản phẩm mang nét vô tri, quái dị, không giống ai như: cái lưỡi đưa ngược lên đầu, cái mồm to chiếm hết khuôn mặt, Totoro đen xì răng nhô ra… Đáng ngạc nhiên, sản phẩm nào làm ra đều được bán hết sạch sẽ!

Nhiều bạn trẻ mua món đồ gốm này để làm gạt tàn thuốc hay đựng đồ chấm. ẢNH: NVCC

Nhiều bạn trẻ mua món đồ gốm này để làm gạt tàn thuốc hay đựng đồ chấm. ẢNH: NVCC

Theo Long, sản phẩm của anh bạn không quá đẹp. Thế nhưng lại được mọi người yêu thích bởi sự độc đáo. Bên cạnh đó, đây còn là các sản phẩm độc bản, có một không hai và chỉ làm ra khi chủ nhân có cảm hứng. Mỗi khi có ý tưởng, Long đều làm ngay để tránh quên. Sau đó, anh lại tìm thêm cảm hứng sáng tạo để làm ra các sản phẩm khác.

Mỗi kiểu dáng đều có một không hai. ẢNH: NVCC

Mỗi kiểu dáng đều có một không hai. ẢNH: NVCC

Mỗi sản phẩm anh đầu tư khoảng 1 tiếng từ công đoạn phác thảo, nặn… và tốn thêm 8 – 9 tiếng để đợi nung. Dù lâu là vậy nhưng khách vẫn sẵn sàng chờ đợi. Họ liên tục đặt gốm về để trang trí, gạt tàn thuốc, làm ly uống nước, chén đựng tương… Có người còn đặt mua rất nhiều "quái vật" do Long làm để làm… chuồng cho thú cưng. Có nhiều hôm, Long bị quá tải vì đơn hàng quá nhiều, nhưng vẫn rất vui vì sản phẩm của mình được mọi người đón nhận.

Khi niềm vui kiếm ra tiền

Chủ tiệm gốm cho biết anh vốn làm trái nghề. Trước đây, Long học kế toán tại Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải (Hà Nội).

Long hiện đang làm gốm trong một góc nhỏ tại xưởng gốm của gia đình. ẢNH: NVCC

Long hiện đang làm gốm trong một góc nhỏ tại xưởng gốm của gia đình. ẢNH: NVCC

Long đem một chút hơi hướng hiện đại vào truyền thống, đưa những sản phẩm handmade tuy tối giản nhưng có chất riêng… Mỗi món đồ gốm làm ra đều mang đậm phong cách cá nhân. Hướng đi ấy giúp Long phát triển, từ đó thu nhập được cải thiện đáng kể. Mỗi tháng từ khi theo nghề gốm, Long kiếm được khoảng 60 – 70 triệu đồng nhờ vào bán trực tuyến.

Thu nhập của Long tăng thêm rất nhiều từ ngày theo nghề gốm. ẢNH: NVCC
Thu nhập của Long tăng thêm rất nhiều từ ngày theo nghề gốm. ẢNH: NVCC

"Dù đồ thủ công có giá rất đắt nhưng mình vẫn lấy giá phải chăng để níu chân khách. Mỗi sản phẩm của mình chỉ khoảng 160.000 – 200.000 đồng/cái. Sản phẩm vừa rẻ, hợp ví tiền sinh viên, học sinh, vừa có phong cách cá nhân nên khách ủng hộ rất nhiệt tình", anh chàng chia sẻ.

Theo Long, bạn trẻ tập tành kinh doanh nên tập trung khai thác vào những ngách chưa ai từng làm, nắm thị trường, xu hướng… từ đó tìm ra đam mê bản thân. Bên cạnh đó, mọi người nên kiên trì vì giai đoạn đầu kinh doanh khá "đau ví". Bên cạnh đó, bạn trẻ cũng có thể chia sẻ dự định này với bố mẹ, bạn bè… để tìm thêm đồng minh, sự hỗ trợ.

Các sản phẩm do anh chàng làm ra nhận được hàng ngàn lượt thích trên mạng xã hội vì quá độc lạ. ẢNH: NVCC

Các sản phẩm do anh chàng làm ra nhận được hàng ngàn lượt thích trên mạng xã hội vì quá độc lạ. ẢNH: NVCC

"Ban đầu, bố mẹ vui khi thấy mình theo nghề gia truyền vì nghĩ mình sẽ bán hàng của bố mẹ, nhưng đến thời điểm này mình vẫn chưa bán cái nào cả. Thế nhưng, bố mẹ vẫn ủng hộ vì thấy mình đã tìm ra đam mê của bản thân", Long kể.

Trong tương lai, Long hy vọng sẽ sớm mở được một cửa hiệu tại Hà Nội cho mọi người đến chụp ảnh với các sản phẩm gốm độc lạ của anh, để truyền tình yêu gốm đến cho mọi người.

Theo Phương Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.