Nghệ An: Cấy lúa mãi chẳng ăn thua, trai 9X "máu liều" trồng sen Tây Hồ trái mùa, giờ ngồi đếm hoa thu tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quyết định trồng sen trái mùa không chỉ mạo hiểm mà đôi khi cần cả chút "máu liều". Chàng trai trẻ Trần Khắc Thẩm (1993) ở xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã thực hiện và đưa lại thành công bước đầu, bây giờ chỉ việc đếm hoa thu tiền.
Tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Vinh không như những bạn bè đồng trang lứa tìm một công việc văn phòng ổn định, Thẩm quay về quê nhà "làm ruộng".
 
 
Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt, Trần Khắc Thẩm cho biết: "Thực ra, 7 năm trước lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã ấp ủ ý định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về với đồng đất quê hương, làm trang trại VAC. Tuy nhiên, thời điểm đó do chưa tiếp xúc với nhiều thông tin nên bản thân cũng chưa nghĩ đến sẽ trồng cây gì? Sau khi tham khảo ý kiến bạn bè, người thân và học hỏi kinh nghiệm thì em trở về quê và bắt tay vào trồng dưa lưới công nghệ cao. Cho tới đầu năm 2020 em mới có ý định trồng thêm sen Quan Âm hay còn gọi là sen Tây Hồ trái mùa".
 
Được sự hỗ trợ của anh trai, nên từ 5h sáng là hai anh em ra hồ hái sen đê giao cho khách hàng.
Được sự hỗ trợ của anh trai, nên từ 5h sáng là hai anh em ra hồ hái sen đê giao cho khách hàng.
"Lý do em chọn trồng sen là vì loại hoa này dễ trồng lại tốn ít công chăm sóc. Bỏ vốn đầu tư một lần rồi sau này chỉ cần để ý bón phân và chú ý nguồn nước sạch là được. Trồng sen trái mùa đỡ cạnh tranh hơn và giá bán cũng cao hơn so với sen đúng mùa vào tháng 4, tháng 5. Do mới lần đầu trồng sen nên ban đầu em hơi lo lắng, nhưng nhờ chọn được giống sen khoẻ của HTX sen Quê Bác lại được họ hướng dẫn kỹ thuật nên đến bây giờ thì em khá tự tin rồi", Thẩm tâm sự thêm.
 
 
Quyết định trồng sen trái mùa không chỉ mạo hiểm mà đôi khi cần cả chút "máu liều". Chàng trai trẻ Trần Khắc Thẩm (1993) ở xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) quyết tâm thực hiện và đưa lại thành công bước đầu, bây giờ chỉ việc đếm hoa thu tiền.
Hiện tại, khi đã vào thời kỳ thu hoạch hoa, mỗi ngày mô hình trồng sen của Thẩm xuất đi 200 đến 300 bông với giá bán sen cắm bình từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/1 bông. Giá bán sen ướp trà cho HTX sen Quê Bác từ 2000 đồng đến 5000 đồng/1bông . Sen thành phẩm (đã ướp trà) thì có giá bán 25.000 đồng đến 30.000đồng/1 bông tuỳ theo kích thước bông to hay nhỏ.
 
 
Những bông hoa sen Tây Hồ thơm và đẹp đáp ứng được phần lớn tiêu chí của khách hàng, phân bón được Thẩm sử dụng là phân vi sinh, đảm bảo an toàn cho môi trường… Nhận thấy những thành công bước đầu của mô hình trồng sen Tây Hồ trái mùa, nhiều người dân trong ngoài vùng đã đến tham quan học hỏi.
 
Tuy là một chàng trai trẻ nhưng Trần Khắc Thẩm luôn dám nghĩ, dám làm. Bước đầu thành công từ mô hình sen trái mùa đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Tuy là một chàng trai trẻ nhưng Trần Khắc Thẩm luôn dám nghĩ, dám làm. Bước đầu thành công từ mô hình sen trái mùa đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Luôn rộng cửa chào đón những người dân đến học hỏi, Thẩm chia sẻ, làm mô hình này trước hết là để thực hiện giấc mơ của bản thân nhưng bên cạnh đó cũng muốn bà con thấy được cái hay, cái lợi để làm theo. Quan trọng hơn, qua đây chàng trai 25 tuổi này còn muốn thay đổi những ha ruộng kém chất lượng bỏ hoang thành những ao sen luôn rực rỡ và mang lại kinh tế cao cho bà con nông dân trên quê hương mình.
Theo Mỹ Hà (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.