Chị Trịnh Thị Hồng Thắm khởi nghiệp thành công nhờ chế biến thực phẩm sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sẵn nguồn nông sản dồi dào, chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) đã tạo ra các loại bột ngũ cốc, tinh bột nghệ, trà đậu. Trong quá trình chế biến, chị chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Chị Thắm cho biết: Để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày cho chồng là anh Phan Thanh Vĩ, chị tiến hành thu mua nghệ tươi về chế biến thành tinh bột. Từ hiệu quả mang lại, chị mở rộng quy mô sản xuất để cải thiện thu nhập cho gia đình. Theo chị Thắm, làm ra tinh bột nghệ bằng phương pháp thủ công trải qua nhiều công đoạn rất vất vả, phải thực sự yêu nghề mới gắn bó lâu dài.

Một thời gian sau, chị Thắm mày mò tìm hiểu, nghiên cứu và từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất tinh bột nghệ. Năm 2012, chị mua máy chà bột nghệ. Sau đó, chị tham khảo thông tin liên quan máy rửa củ nghệ thì thấy giá rất cao, vượt khả năng tài chính của gia đình. Vậy là vợ chồng chị nảy sinh ý tưởng chế tạo máy rửa nghệ.

Theo đó, anh Vĩ dành thời gian tìm hiểu thông tin từ sách báo, trên các trang mạng xã hội rồi tự thiết kế và mua vật liệu về lắp ráp thành máy rửa củ nghệ chuyên dụng, kinh phí khoảng 8 triệu đồng, tiết kiệm 4 triệu đồng so với chi phí mua máy.

Chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) chuẩn bị nghiền ngũ cốc 12 loại hạt. Ảnh: N.M

Chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) chuẩn bị nghiền ngũ cốc 12 loại hạt. Ảnh: N.M

Theo anh Vĩ, hệ thống máy rửa củ nghệ gồm: vỏ thùng lớn bao bọc bên ngoài, bên trong có lồng rửa. Khi mô tơ hoạt động, nước dội xuống cùng hệ thống lồng quay làm sạch củ nghệ, kể cả đất cát bám trong kẽ cũng được rửa trôi.

“Bộ phận quan trọng nhất của máy rửa là mô tơ. Nếu mô tơ quay chậm sẽ mất thời gian, tốn nhiều nước khi làm sạch củ nghệ. Còn mô tơ quay quá nhanh làm văng củ nghệ ra ngoài dẫn đến việc rửa không đều. Vì vậy, tôi phải điều chỉnh mô tơ sao cho tốc độ quay hợp lý, rửa sạch củ nghệ nhanh nhất. Sau máy rửa củ nghệ, tôi còn chế tạo thành công lò sấy tinh bột nghệ, máy nghiền ép nghệ tươi”-anh Vĩ cho hay.

Dẫn chúng tôi xem lò sấy tự chế, anh Vĩ giới thiệu cấu tạo lò sấy bao gồm khung sắt bọc giấy bạc xung quanh, bên trong bố trí hệ thống bóng điện hồng ngoại. Nhiệt độ trong lò ổn định 50-60 độ C vừa an toàn cho người sử dụng, vừa giúp bột khô từ từ, không làm mất dưỡng chất. Với tinh bột nghệ sấy liên tục 36 giờ sẽ thu được bột khô ráo dạng viên; các loại lá, rau củ thì thời gian sấy khác nhau.

“Khi có lò sấy, gia đình chủ động trong sản xuất, chế biến sản phẩm, không còn phụ thuộc vào thời tiết và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”-anh Vĩ nói.

Mỗi năm, cơ sở của gia đình chị Thắm tiêu thụ khoảng 7-10 tấn củ nghệ, 3-5 tấn củ bình tinh, 1,5 tấn gừng, 1 tấn dừa non và 3 tấn các loại đậu, bắp, mè, gạo lứt, nếp cẩm của người dân trong vùng. Cơ sở cung ứng ra thị trường các loại sản phẩm như: tinh bột nghệ; bột mì tinh; bột sắn dây; bột ngũ cốc 11, 12, 20 loại hạt; bột rau má hạt sen nước cốt dừa; trà đậu đen xanh lòng, gạo lứt kết hợp lá dứa, hoa nhài, gừng; trà đậu săng.

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cơ sở còn ngâm mật ong với chanh đào, tắc; tắc, chanh đào ngâm đường phèn; hoa đu đủ đực ngâm mật ong; măng khô; sữa hạt; mứt gừng, mứt dừa non.

“Đối với bột ngũ cốc, tinh bột nghệ, bình tinh, sắn dây, tôi đóng 500 gram đến 1 kg/hũ, giá bán 100-400 ngàn đồng/kg; các loại trà 80-100 ngàn đồng/kg. Riêng bột ngũ cốc dinh dưỡng, gia đình cung ứng thị trường gần 50 kg/tháng. Với nghề này, gia đình có thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-chị Thắm thông tin.

Nhờ sử dụng máy móc, chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) chế biến được nhiều sản phẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Nhờ sử dụng máy móc, chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) chế biến được nhiều sản phẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Thu Hà (thôn Thượng An 2, xã Song An, thị xã An Khê) thường xuyên mua hàng của gia đình chị Thắm về sử dụng. “Ban đầu, tôi mua bột ngũ cốc 20 loại hạt về dùng thử và biếu người thân. Thấy ai cũng khen, tôi mua thêm các sản phẩm khác, chất lượng cũng rất ngon, dễ sử dụng, giá cả phải chăng.

Sản phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, thuần tự nhiên không chất bảo quản, tôi cũng như nhiều khách hàng yên tâm sử dụng. Chị còn đóng gói sản phẩm gọn gàng, đẹp mắt không những thuận tiện khi sử dụng mà còn có thể mua làm quà biếu”-chị Hà nhận xét.

Trao đổi với P.V, ông Trương Quốc Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã An Khê-cho biết: Hội Nông dân thị xã luôn quan tâm đồng hành, hỗ trợ và khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều hội viên nông dân trên địa bàn, trong đó có mô hình sản xuất của gia đình chị Trịnh Thị Hồng Thắm.

Thời gian tới, Hội tiếp tục tạo điều kiện cho gia đình chị Thắm tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất và tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm; hỗ trợ gia đình làm hồ sơ, thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP của thị xã năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.