Độc lạ nghề đánh giày công nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khác với đánh giày truyền thống, nghề đánh giày công nghệ tìm khách qua ứng dụng, do đó người thợ không phải đi từng ngõ ngách mà chỉ cần đến những nơi vừa "nổ đơn".

Anh Lê Văn Tân, CEO của Taker VIệt Nam, kể lại: Một lần, tình cờ anh bắt gặp cảnh người thợ đánh giày truyền thống vất vả vào mời chào khách. Thấy hình ảnh người này khắc khổ, tốn nhiều công sức để thuyết phục khách đánh giày, anh bỗng nảy ý tưởng xây dựng nghề đánh giày công nghệ như ứng dụng gọi xe công nghệ hiện nay.

Ứng dụng mang tên "Taker" được anh Tân nhanh chóng xây dựng và triển khai nhiều tháng nay. "Chạy thử một thời gian, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu tích cực. Đối tác của Taker hiện tại đa phần là những người thợ đánh giày truyền thống lâu năm hay lao động tự do, đặc biệt trong đó có cả những người có hoàn cảnh khó khăn. Ứng dụng mới không chỉ giúp họ có thêm thu nhập mà còn bớt lao lực hơn rất nhiều do không còn phải đi xa, vào mọi ngõ ngách, từng quán cà phê để mời mọc, chèo kéo khách", anh Tân nói.

Anh Lê Văn Tân - CEO Taker Việt Nam.

Anh Lê Văn Tân - CEO Taker Việt Nam.

Với ứng dụng công nghệ, nghề đánh giày được "nâng tầm", mang tính chuyên nghiệp. Người thợ sẽ mặc áo đồng phục, đeo thẻ nhân viên, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng. "Tôi nghĩ, với hình ảnh này, những người thợ đánh giày sẽ thấy tự tin hơn về công việc của mình. Còn khách hàng thấy được sự tiện dụng cũng như chuyên nghiệp thì sẽ tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ", anh Tân nói thêm.

Mô hình đánh giày công nghệ không khác ứng dụng gọi xe công nghệ là mấy. Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, thợ giày sẽ nhận được đơn qua ứng dụng, bán kính hoạt động trong phạm vi 3km và ứng dụng sẽ hỗ trợ tìm khách cho thợ giày. Giá dịch vụ cũng được thể hiện công khai trên ứng dụng để khách hàng và thợ giày cùng biết.

Theo anh Tân, qua khảo sát nhiều thợ giày truyền thống lâu năm làm việc tại Hà Nội, trung bình mỗi người đánh được 15 - 20 đôi giày/ngày, có những ngày mưa có thể không kiếm được khách. Nhưng với đánh giày công nghệ, Taker luôn tìm kiếm đơn hàng bằng các hoạt động marketing, các chương trình khuyến mại nên trung bình một người thợ đánh giày công nghệ kiếm được 30 - 40 đơn hàng/ngày.

Hiện giá cho một lần sử dụng dịch vụ đánh giày công nghệ từ 15.000 - 20.000 đồng, không khác nhiều so với đánh giày truyền thống. Ngoài dịch vụ đánh giày công nghệ, ứng dụng này còn cung cấp những dịch vụ vệ sinh đồ da như áo da, dép da, thắt lưng da, ghế da xe hơi....để người lao động có thêm công việc.

Những người thợ đánh giày truyền thống phải vất vả di chuyển nhiều tuyến đường để tìm kiếm khách đánh giày.

Những người thợ đánh giày truyền thống phải vất vả di chuyển nhiều tuyến đường để tìm kiếm khách đánh giày.

Tuy vậy, vì còn quá mới mẻ nên anh Tân và những người đồng hành phải đi thuyết phục từng người thợ giày truyền thống chuyển đổi sang mô hình đánh giày công nghệ, đồng thời làm những chương trình trải nghiệm dịch vụ để khách hàng biết đến nhiều hơn.

Đối với những người thợ giày, đa phần đều có tuổi và kém công nghệ, nên trước khi thực hiện dự án, anh Tân phải nghiên cứu học hỏi qua nhiều nền tảng số, các ứng dụng công nghệ hiện tại để phát triển tính năng tối giản nhất, dễ dàng cho thợ giày hiểu và sử dụng ứng dụng.

"Hiện tại chúng tôi đang dành 500 bộ dụng cụ vệ sinh giày trị giá 450.000 đồng cho những người thợ giày đăng ký làm thành viên, trang bị đầy đủ áo đồng phục, ghế ngồi, khăn lau cho mỗi người. Dự định trong tương lai Taker sẽ định vị lại nghề đánh giày, nâng tầm lên thời đại 4.0 - 5.0 và phát triển thêm các dịch vụ mới trong ứng dụng để giúp các lao động truyền thống có thu nhập ổn định hơn", anh Tân chia sẻ.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, ngồi ở bất kỳ đâu khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ đánh giày công nghệ.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, ngồi ở bất kỳ đâu khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ đánh giày công nghệ.

Anh Trần Bá Sĩ (Thanh Hóa) một người thợ đánh giày lâu năm cho biết: "Trước đây mưu sinh với nghề đánh giày truyền thống, thu nhập không ổn định, tháng ít, tháng nhiều. Nhưng từ khi tiếp cận với đánh giày công nghệ, tôi nhận được nhiều đơn hàng hơn, trung bình một ngày thu nhập từ 500.000 - 600.000 đồng, ngày nhiều đơn có thể lên đến 800.000 - 900.000 đồng".

Một vị khách trải nghiệm dịch vụ đánh giày công nghệ nhận xét: "Sử dụng dịch vụ của ứng dụng này rất tiện lợi, đôi khi không kịp ra những nơi có thợ đánh giày truyền thống mà đang cần giày để đi các sự kiện quan trọng thì chỉ cần đặt qua ứng dụng, họ sẽ đến tận nơi làm giúp. Trong khi giá cả cũng rất hợp lý, không khác biệt nhiều so với đánh giày truyền thống".

Theo MINH ĐỨC (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.