Chàng trai 'cần cù bù vốn' kiếm tiền tỉ nhờ rắn ri cá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất phát điểm chỉ có 200 con giống, nhưng với tinh thần cần cù bù vốn khởi nghiệp, anh Nguyễn Văn Cường (29 tuổi, xã Tân Phước Hưng, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã kiếm được hàng tỉ đồng mỗi năm nhờ mô hình nuôi rắn ri cá.

Khởi nghiệp từ 200 con giống rắn ri cá

Anh Cường cho biết trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn, kinh tế thiếu trước hụt sau, nếu theo đuổi nghề cần số vốn đầu tư lớn sẽ là trở ngại không nhỏ cho anh. Nhiều thanh niên địa phương cũng có tình cảnh tương tự nên đi làm ăn xa tại các thành phố lớn. Anh Cường thì chọn bám quê, ấp ủ dự định khởi nghiệp với hướng đi nuôi rắn ri cá, để không tốn chi phí về nguồn thức ăn; bởi từ nhỏ anh đã có "năng khiếu" đi săn cá, bắt ốc ngoài đồng.

Anh Cường đã xây dựng 30 bể xi măng, 15 vèo lưới dưới ao để nuôi rắn ri cá. ẢNH: THANH DUY
Anh Cường đã xây dựng 30 bể xi măng, 15 vèo lưới dưới ao để nuôi rắn ri cá. ẢNH: THANH DUY

Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Cường nghỉ học rồi xin làm dân quân tự vệ tại xã. Cùng thời điểm này anh bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nuôi rắn ri cá tại nhà. "Tôi quyết định nuôi loài rắn này vì nhận thấy có nhiều tiềm năng. Một trong số đó là giá bán rắn ri cá luôn cao. Nhất là hiện nay không dễ bắt được loài vật này trong môi trường tự nhiên nên thị trường luôn săn đón, không sợ vấn đề đầu ra", anh Cường chia sẻ.

Vì không có nhiều điều kiện, nên anh Cường quyết tâm khởi nghiệp trên tinh thần tích tiểu thành đại. Ban đầu, anh chỉ mua được khoảng 200 con rắn ri cá giống. Với suy nghĩ "cần cù bù vốn đầu tư", hằng ngày anh đi đặt lợp, đặt dớn để có nguồn thức ăn cho rắn. Lúc khởi điểm, việc nuôi rắn ri cá là mô hình kinh tế mới mẻ tại địa phương nên anh Cường tự xoay xở toàn bộ các khâu trong quy trình nuôi. Không có kinh nghiệm, hơn 200 con rắn giống bị hao hụt một nửa, nhưng với Cường đó đã là một thành công.

Với 100 con rắn còn sống sót, qua 18 tháng nuôi, anh Cường gầy dựng được lứa rắn ri cá bố mẹ đầu đời, rồi dưỡng cho sinh sản để nhân đàn. Anh Cường cho biết: "Khoảng tháng 5 - 6, khi trời rớt hạt mưa, rắn ri cá sẽ bắt đầu sinh sản. Một năm chúng sẽ sinh sản một lần, nhưng cho năng suất khá cao. Trung bình, rắn cái sinh sản lần đầu tiên cho khoảng 12 con, năm thứ hai cho từ 25 - 30 con, năm thứ ba có thể cao hơn nữa. Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, tuổi thọ của rắn mẹ là hơn 10 năm".

Mô hình nuôi rắn ri cá mang lại cho anh Cường nguồn thu nhập hơn 1 tỉ đồng mỗi năm. ẢNH: THANH DUY
Mô hình nuôi rắn ri cá mang lại cho anh Cường nguồn thu nhập hơn 1 tỉ đồng mỗi năm. ẢNH: THANH DUY
Rắn ri cá 20 ngày tuổi. ẢNH: THANH DUY
Rắn ri cá 20 ngày tuổi. ẢNH: THANH DUY

Thu nhập tiền tỉ mỗi năm

Sau 2 năm nhân đàn, nguồn rắn bố mẹ đã tương đối, anh Cường bắt đầu xuất bán rắn con để có kinh phí mở rộng quy mô nuôi. Đến nay, anh đã xây dựng 30 bể xi măng (6 m2), 15 vèo lưới (4 m2) dưới ao để nuôi rắn. Với diện tích đó, anh chừa khoảng 1.000 con rắn ri cá bố mẹ để duy trì số lượng đàn, phần dư mang đi bán.

Qua mỗi lần rắn sinh sản, anh Cường sẽ có những kỹ thuật nuôi khác nhau để bán rắn con, rắn thịt và rắn bố mẹ. Rắn con nuôi 1 tháng sẽ xuất bán với giá 40.000 đồng/con, 2 tháng tuổi bán 60.000 đồng/con. Trong khi đó, rắn thịt và rắn bố mẹ có giá bán từ 400.000 - 500.000 đồng/kg.

Theo anh Cường, rắn ri cá có sức đề kháng cao, ít bệnh; chủ yếu mắc bệnh phổi khi môi trường lạnh, nên vào những tháng cận tết phải chú ý đặc biệt đến việc thay nước. Bể nuôi có ánh nắng chiếu vào sẽ mang lại hiệu quả hơn. Thức ăn ưa chuộng của rắn ri cá là những loài cá có vảy, như cá rô phi, cá sặc, cá lóc, cá rô…

Ngoài nuôi tại nhà, anh Cường còn cung cấp rắn ri cá giống, kết hợp nuôi với nhiều nông dân, thanh niên trong và ngoài địa phương. Ai có nhu cầu, trong kinh nghiệm của mình, anh Cường sẽ hỗ trợ kỹ thuật, chọn con giống, tư vấn cách thức chăm sóc, cải tạo hồ nuôi, thuốc men, phương pháp phòng trị bệnh... Những người không có điều kiện khởi nghiệp như anh trước đây được anh ứng trước con giống, bao tiêu đầu ra để yên tâm thực hiện mô hình.

Đáng chú ý, trong quá trình khởi nghiệp, anh Cường đã xây dựng kênh YouTube chia sẻ kiến thức nuôi rắn ri cá. Đến nay, kênh YouTube của anh đã có 822.000 lượt đăng ký, đăng tải hơn 1.000 video.

Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán khoảng 50 kg rắn ri cá trưởng thành, 200 - 300 con rắn giống, bằng nhiều phương thức như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, bán trực tiếp. Trừ hết chi phí, trung bình mỗi năm anh bỏ túi khoảng 1,5 tỉ đồng. Từ tay trắng, qua hơn 10 năm kiên trì thực hiện đam mê, câu chuyện làm giàu từ mô hình rắn ri cá của anh đã truyền động lực cho nhiều người. Mới đây, anh Cường đã đoạt giải nhất Cuộc thi Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2025.

Anh Lương Hoàng Phúc, Phó bí thư Xã đoàn Tân Phước Hưng, H.Phụng Hiệp (Hậu Giang), cho biết hiện nay phong trào khởi nghiệp của thanh niên trên địa phương khởi sắc, có nhiều mô hình như nuôi lươn, ếch, cá… Tuy nhiên, mô hình nuôi rắn ri cá của anh Cường là điểm sáng nhất về thu nhập và tính lan tỏa. Với sự hiệu quả và ổn định, thời gian qua đã có nhiều bạn trẻ trong và ngoài xã đến tham quan, học hỏi, nhân rộng mô hình. Câu chuyện khởi nghiệp của anh Cường rất truyền cảm hứng, vì anh là người đầu tiên khởi xướng mô hình nuôi rắn ri cá tại địa phương, thành công từ điểm xuất phát thấp, đặc biệt là tự mình nỗ lực vươn lên.

Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.