Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.

Đặng Nguyễn Hoài Thương (30 tuổi), ngụ ở đường Bùi Đình Túy, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM bắt đầu bán bánh kem được 3 năm. Trước đây, chị tốt nghiệp ngành quản lý môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Sau đó, chị làm việc văn phòng tại Q.Tân Phú khoảng 2 tháng. Trong thời gian này, chị cảm thấy mình không phù hợp với công việc, nên đã nghỉ việc và chuyển sang bán bánh kem online.

Chị Hoài Thương đang trang trí bánh kem . Ảnh: PHƯƠNG VY

Chị Hoài Thương đang trang trí bánh kem

. Ảnh: PHƯƠNG VY

"Mùa dịch, mình ở nhà buồn chán nên đặt mua lò nướng về tập làm bánh mì ăn sáng, rồi lên mạng tham gia các hội nhóm làm bánh. Mình chợt xem được bài của một chị làm bánh kem tạo hình. Mình quá mê, bèn quyết tâm học hỏi để một ngày nào đó có thể làm được những chiếc bánh kem đẹp mắt giống chị. Thấy mình mê quá, người yêu (nay là chồng) khích lệ, động viên và tài trợ cho mình tiền mua nguyên liệu", chị chia sẻ.

Chị Thương tự học bằng cách tìm hiểu trên mạng, nhưng dù cố gắng mãi, chị không thể làm ra một chiếc bánh bông lan đẹp mắt. Có lúc thì bánh bị lõm mặt, có lúc lại lõm đáy… Chị đã sử dụng hơn 500 quả trứng gà, chưa kể đến đường, sữa và bột. Ngày nào mở mắt dậy, chị Thương cũng quyết tâm nướng cho được cốt bánh bông lan hoàn hảo.

Sau đó, chị may mắn quen biết một số người bạn đam mê làm bánh, họ đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo. Cuối cùng, chị đã thành công trong việc làm bánh kem. Không chỉ dừng lại ở đó, chị còn tự học thêm cách vẽ chữ, vẽ hình, làm hoa và nặn thú trên bánh. Mỗi bước đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì.

Để làm ra một chiếc bánh đẹp mắt, người thợ cần phải có sự kiên trì và tỉ mỉ. Ảnh: PHƯƠNG VY

Để làm ra một chiếc bánh đẹp mắt, người thợ cần phải có sự kiên trì và tỉ mỉ. Ảnh: PHƯƠNG VY

"Thời gian đầu mình làm bánh, không ai biết trừ chồng mình. Lúc gia đình biết chuyện thì còn nghi ngờ lắm vì trước đó mình rất hậu đậu, đụng đâu hư đó. Sau một thời gian, mọi người thấy mình có niềm vui trong công việc và có thu nhập ổn nên không ngăn cản nữa", chị kể tiếp.

Theo chị, bánh kem không chỉ ngon mà còn phải đẹp. Chất lượng bánh phải được đặt lên hàng đầu. Chưa kể, hiện nay khách hàng cũng chú trọng hình thức hơn xưa. Có những chiếc bánh chỉ cần trang trí 5-10 phút, nhưng cũng có chiếc trang trí từ 8 - 10 tiếng. Thế nhưng, chị không bỏ cuộc. Kiểu trang trí nào khách yêu cầu, chị đều cố gắng thực hiện tốt nhất nhất trong khả năng để ngày càng nâng cao tay nghề. Nhờ vậy, những chiếc bánh tạo hình thú, vẽ chân dung… do chị làm ra được đông đảo khách hàng đón nhận, trong đó có một số quản lý của nghệ sĩ.

Các mẫu bánh do chị làm được dân mạng mê vì dễ thương, đẹp mắt. ẢNH: PHƯƠNG VY

Các mẫu bánh do chị làm được dân mạng mê vì dễ thương, đẹp mắt. ẢNH: PHƯƠNG VY

Có lần, rapper HIEUTHUHAI đặt một chiếc bánh đặc biệt hình con cá trê với răng sún và môi trề để tặng nghệ sĩ Lê Dương Bảo Lâm. Để làm được chiếc bánh kem này, chị Thương đã xem rất nhiều hình ảnh, sau đó hình dung và phác thảo ra mẫu bánh. Chị Thương sử dụng kẹo đường để tạo ra hình ảnh sắc nét, công đoạn này mất khoảng 20 phút. Các công đoạn khác như chà láng, phối màu, trang trí xung quanh bánh và viết chữ hoàn thành trong khoảng 10 - 20 phút. Không ngờ, chiếc bánh kem này được lan tỏa trên mạng. Fan hâm mộ được phen "bấm like" mỏi tay.

Chiếc bánh kem độc đáo mà HIEUTHUHAI tặng Lê Dương Bảo Lâm do chị Thương làm. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Chiếc bánh kem độc đáo mà HIEUTHUHAI tặng Lê Dương Bảo Lâm do chị Thương làm. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Hiện tại, mỗi ngày chị làm trung bình từ 5 - 10 cái bánh kem. Mỗi chiếc bánh đơn giản có giá từ 300.000 – 800.000 đồng/cái. Bánh cao cấp thì 1 - 2 triệu đồng/cái. Có nhiều cái giá còn cao hơn, tùy theo yêu cầu của khách.

"Mình cảm thấy việc bán bánh kem là lựa chọn đúng đắn nhất của mình cho tới thời điểm hiện tại. Mình nghĩ rằng nghề chọn người. Mỗi sáng mở mắt và chỉ cần được làm bánh đã là một ngày tuyệt vời. Giờ đây, mình không còn cảm giác ước gì mình trúng số để không phải đi làm như trước đây", chị tâm sự.

Chị Thương không khuyến khích ai bỏ học hay chỉ học để cho có cái bằng. Mỗi người đều có hoàn cảnh, mục tiêu, đam mê khác nhau. Nếu vẫn có khả năng học, mọi người hãy học hết sức.

"Mình chuyển hướng làm bánh kem nhưng không phải là ngừng học. Ngược lại, mình còn phải tự học, tự mày mò về nghề rất nhiều. Mình từng mắc sai lầm vô số kể, rút kinh nghiệm mãi để ngày càng hoàn thiện, mang tới cho khách những sản phẩm chất lượng hơn", chị mỉm cười nói.

Theo Phương Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.