'Phù thủy' 9X tạo hình những bánh kem độc, lạ có cái trị giá 15 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Rời bỏ công việc văn phòng, cô gái 9X này bắt đầu khởi nghiệp làm bánh kem trong khi… chẳng biết gì. Nhưng với đam mê và cá tính sáng tạo, cô đã 'đục đẽo' bánh tạo thành loạt tác phẩm sống động như thật.

Sau 4 năm khởi nghiệp, Nguyễn Thị Phương Nguyên (31 tuổi, ngụ tại P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã trở thành nghệ nhân điêu khắc bánh kem chuyên nghiệp khi có thể tạo ra bất kỳ hình thù, kích thước nào. Từ những chiếc bánh tạo hình xinh xắn đến có phần hơi "dị" với giá trị từ vài triệu đến cả chục triệu đồng/cái.

Những chiếc bánh kem có giá đến 15 triệu đồng/cái

Trước đây, Phương Nguyên vốn làm việc cho một công ty bất động sản, dù mức thu nhập khá cao nhưng công việc mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại chán chường nên cô quyết định rẽ hướng.

Phương Nguyên và chiếc bánh đạt giải thưởng.Ảnh: NVCC

Phương Nguyên và chiếc bánh đạt giải thưởng.Ảnh: NVCC

"Năm 2019, mình quyết định nghỉ việc để theo đuổi đam mê làm bánh. Trong tay khi ấy chỉ có vỏn vẹn 30 triệu đồng, cùng một số đồ nghề làm bếp, đạo cụ chụp ảnh để tập tành khởi nghiệp", Nguyên chia sẻ.

Do là "tay ngang" nên mọi thứ về cách làm bánh Nguyên đều tự tìm hiểu trên mạng, sau đó làm ăn thử nhiều lần rồi điều chỉnh thành công thức và phương pháp riêng của mình. Và điều này dẫn đến nhiều khó khăn, trong 4 tháng đầu cô bị mất định hướng vì loay hoay không biết nên làm gì để khiến những chiếc bánh làm ra thật đặc biệt.

"Mình làm và bán đủ loại bánh như: bánh da lợn, bánh mì… nhưng vẫn không vừa ý. Vì mình thích làm bánh có tính chất nghệ thuật và có thể thay đổi sáng tạo kiểu dáng mỗi ngày, còn những loại bánh thông thường cũng chẳng khác gì với làm công việc lặp lại như trước", Nguyên bày tỏ.

Mẫu bánh tạo hình đầu tiên mà chị Nguyên làm. Ảnh: NVCC
Mẫu bánh tạo hình đầu tiên mà chị Nguyên làm. Ảnh: NVCC
Bánh hình rồng nặn hoàn toàn thủ công. Ảnh: NVCC
Bánh hình rồng nặn hoàn toàn thủ công. Ảnh: NVCC
Bánh hình thác nước. Ảnh: NVCC

Bánh hình thác nước. Ảnh: NVCC

Mọi thứ trên chiếc bánh tạo hình đều ăn được. Ảnh:NVCC

Mọi thứ trên chiếc bánh tạo hình đều ăn được. Ảnh:NVCC

Phương Nguyên có thể tạo hình được mọi hình thù và kích cỡ bánh tùy theo nhu cầu. Ảnh: NVCC

Phương Nguyên có thể tạo hình được mọi hình thù và kích cỡ bánh tùy theo nhu cầu. Ảnh: NVCC

Giữa năm 2021, khi dịch bệnh bùng phát và đồng thời cuộc thi "Đầu bếp tài năng 2021" được tổ chức, Nguyên liền đăng ký tham gia với lần đầu tiên làm bánh tạo hình. Với óc sáng tạo và sự khéo léo, Nguyên đã lọt vào vòng chung kết với chiếc bánh cây bonsai giống như thật. Từ đây, cô gái 9X này đã xác định được hướng đi của mình.

Đến giữa năm 2020, Nguyên đã có cửa hiệu riêng. Ảnh: THƯỢNG HẢI

Đến giữa năm 2020, Nguyên đã có cửa hiệu riêng. Ảnh: THƯỢNG HẢI

"Bánh tạo hình rất phù hợp với cá tính thẩm mỹ của mình, ngoài ra ở một số hiệu bánh hiện nay vẫn trang trí bằng phụ kiện bằng nhựa hay giấy nên mình muốn làm ra những chiếc bánh đã bỏ gì lên đó thì vẫn ăn được", Nguyên nói.

Đến nay, cô gái này đã có thể biến tấu bánh kem thành nhiều hình dạng đẹp mắt và độc đáo như: búp bê mặt người, hòn non bộ, đầu phù thủy, công viên, khủng long… Tùy vào độ khó và kích thước mà giá của mỗi chiếc bánh tạo hình sẽ dao động từ 7 - 15 triệu đồng.

"Làm bánh không được có khuyết điểm"

Để có thêm kinh nghiệm cho mình, Nguyên bắt đầu tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, trong đó nổi bật nhất là cuộc thi dành cho những thợ làm bánh trẻ được tổ chức tại Philippines năm 2022 với sự tham gia của nhiều chuyên gia làm bánh tạo hình nổi tiếng trên thế giới.

Nguyên trong lần thi đấu tại Philippines. Ảnh:NVCC

Nguyên trong lần thi đấu tại Philippines. Ảnh:NVCC

"Lần ấy, mình tham gia ở hai hạng mục bánh tạo hình theo hai nhân vật hoạt hình nổi tiếng để dự thi. Kỷ niệm mình nhớ nhất là làm chiếc bánh sâu bướm nặng hơn 11 kg, vì sợ gãy đổ nên mình phải bắt vít vào cố định phần thân để tạo hình bành kem và phải làm trong một ngày rưỡi mà không ăn, không ngủ. Kết quả mình nhận được một giải bạc và một giải đồng", Nguyên chia sẻ về thành tích.

Để nâng cấp bản thân, đầu năm 2023 Nguyên đã lấy được bằng giám khảo quốc tế do Hiệp hội Đầu bếp thế giới (Worldchefs) tại Pháp cấp. Từ đó, cô có thể tham dự nhiều cuộc thi làm bánh với vai trò giám khảo.

Các giải thưởng và chứng chỉ quốc tế mà chị Nguyên có. Ảnh:THƯỢNG HẢI
Các giải thưởng và chứng chỉ quốc tế mà chị Nguyên có. Ảnh:THƯỢNG HẢI

Nguyên cho biết mình rất cầu toàn, tỉ mỉ trong từng chiếc bánh vì mình quan niệm bản thân có thể không hoàn hảo nhưng làm bánh không được có khuyết điểm.

Là khách hàng thân thiết của Nguyên, chị Lý Thị Minh Sang (29 tuổi, ngụ tại P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), chia sẻ: "Mỗi một tạo hình bánh đều có điểm riêng của Nguyên mà không tìm thấy ở bất cứ tiệm bánh nào. Lần nào mua, Nguyên đều tạo ra những chiếc bánh không "đụng hàng" khiến mọi người ở nhà ngạc nhiên nên tôi thấy rất hài lòng".

Làm bánh tạo hình rất kỳ công và đòi hỏi sức chịu đựng cao. Ảnh:THƯỢNG HẢI
Làm bánh tạo hình rất kỳ công và đòi hỏi sức chịu đựng cao. Ảnh:THƯỢNG HẢI

Khi được hỏi: "Theo nghề bánh có dễ không?", Nguyên bày tỏ: "Vì mình là người "tay ngang" theo nghề nên biết rõ để làm được nghề này phải kiên trì với đam mê, nếu không nỗ lực sẽ không theo nổi. Làm bánh tạo hình rất khó, đòi hỏi phải có tính nghệ thuật trong máu mới làm được chứ không nên theo bất chấp".

Ngoài ra, "phù thủy" điêu khắc bánh kem này còn cho biết: "Người làm bánh cần tư duy tốt, có đạo đức vì mỗi chiếc bánh là một tác phẩm nghệ thuật và chứa nỗ lực của người thợ trong đó. Và nghề này thường xuyên thức khuya để làm bánh có khi làm từ sáng đến tận khuya mà chưa hết đơn, 2 -3 ngày chưa ngủ nên phải quan trọng đến sức khỏe".

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.