Rêu mọc 'hoang' hóa thành tranh, thu về tiền triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Không ít người trẻ kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ "hóa" rêu mọc hoang làm thành những bức tranh tuyệt đẹp.

KoNhờ sự tỉ mỉ và sáng tạo, nhiều người trẻ đã tạo nên những bức tranh từ rêu xanh vô cùng độc đáo, tựa như một một hệ sinh thái...

Lấy ý tưởng từ hệ sinh thái, những bờ rừng nguyên sinh, cánh đồng...

Điển hình như Đinh Nhật Hoàng (29 tuổi), sống ở 12/9 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM, đã dùng rêu làm thành những bức tranh tuyệt đẹp. Ngoài ra, để sản phẩm thêm sinh động và phong phú, Hoàng còn kết hợp với tiêu bản (xương động vật đã chết).

Tranh rêu kết hợp với tiêu bản của Nhật Hoàng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Tranh rêu kết hợp với tiêu bản của Nhật Hoàng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Nhìn những bức tranh rêu của Nhật Hoàng, chúng tôi như được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo thu nhỏ của bãi biển khoác lên mình tấm áo rêu hay đang lạc vào một cánh rừng nguyên sinh nào đó… Tất cả những bức tranh rêu, được Hoàng lấy ý tưởng từ hệ sinh thái, những bờ rừng nguyên sinh, cánh đồng ở ngoài tự nhiên.

Rêu đã được Hoàng xử lý. Ảnh: TẤN ĐẠT

Rêu đã được Hoàng xử lý. Ảnh: TẤN ĐẠT

Nhật Hoàng đam mê với Terrarium nói chung và rêu nói riêng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Nhật Hoàng đam mê với Terrarium nói chung và rêu nói riêng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Hoàng chia sẻ vào 2 năm trước, mình có tìm hiểu và đam mê về Terrarium, đặc biệt với các loại rêu.

"Ban đầu mình nghĩ đơn giản là xếp đất vào khung rồi cấy rêu lên thôi và kết quả là rêu bị khô, hỏng... sau đó, mình lên mạng mày mò nghiên cứu về rêu bảo quản hay rêu xử lý (Preserved Moss) thích hợp để làm tranh treo tường", Hoàng kể.

Cụ thể, sau khi có trong tay rêu hoang ở rừng, suối, Nhật Hoàng vệ sinh từng cụm rêu, rửa sạch bụi cát, tiếp theo là xử lý chống nấm mốc. Bước cuối cùng là ngâm rêu vào dung dịch hóa học để bảo quản cũng như tạo màu xanh đẹp. Thời điểm này, rêu đã rơi vào trạng thái "ngủ đông", không bị hư hại về sau.

Bức tranh từ rêu của Hoàng tựa cánh rừng nguyên sinh. Ảnh: TẤN ĐẠT

Bức tranh từ rêu của Hoàng tựa cánh rừng nguyên sinh. Ảnh: TẤN ĐẠT

Mất 1-2 tuần để Hoàng làm ra một sản phẩm từ rêu. Ảnh: TẤN ĐẠT

Mất 1-2 tuần để Hoàng làm ra một sản phẩm từ rêu. Ảnh: TẤN ĐẠT

Hoàng cho hay để làm ra một bức tranh rêu đẹp, đầu tiên mình phải phác thảo sơ lược bố cục. "Việc làm sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước và độ khó của bố cục, thông thường để mình hoàn thiện bức tranh rêu sẽ mất khoảng 1-2 tuần", Hoàng thông tin.

"Màu sắc và chất lượng rêu xử lý là điều tiên quyết tạo nên bức tranh rêu sống động, bền bỉ với thời gian. Tranh rêu thì không cần chăm sóc nhưng người chơi cần bảo quản, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm", Hoàng nói thêm.

Bức tranh rêu tuyệt đẹp của Hoàng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Bức tranh rêu tuyệt đẹp của Hoàng. Ảnh: TẤN ĐẠT

Hiện tại, giá sản phẩm tranh rêu của Hoàng có giá từ 10-12 triệu đồng. Mỗi tháng chàng trai 29 tuổi kiếm được gần 20 triệu đồng từ sản phẩm này.

Nhấn nhá thêm chút phụ kiện để tạo điểm nhấn cho bức tranh rêu

Tương tự, ngoài công việc chính là làm Terrarium, Hoàng Đức Duy (26 tuổi, ở Hà Nội), cũng theo đuổi nghề làm tranh rêu hơn 1 năm nay. Mỗi tháng Duy kiếm hơn 10 triệu đồng từ những sản phẩm này.

Duy cho hay trước tiên rêu phải được rửa sạch khi lấy về từ thiên nhiên, không để rêu dính đất, cát, lá cây rừng. Cần đảm bảo được độ khô nhất định.

Duy nhấn nhá cho bức tranh rêu bằng những cành củi khô. Ảnh: ĐỨC DUY

Duy nhấn nhá cho bức tranh rêu bằng những cành củi khô. Ảnh: ĐỨC DUY

"Để bức tranh rêu được sống động, người làm phải lên bố cục cụ thể, không quá cứng nhắc. Nhấn nhá thêm chút phụ kiện để tạo điểm nhấn cho bức tranh rêu, ví dụ như rải một đường cát, điểm thêm rễ rừng khô hoặc thêm vài viên đá nhỏ", Duy nói.

Duy mất từ 7-10 ngày để hoàn thiện những bức tranh rêu. Ảnh: NVCC

Duy mất từ 7-10 ngày để hoàn thiện những bức tranh rêu. Ảnh: NVCC

Trong quá trình xử lý rêu, Duy luôn nhẹ tay để giữ được mảng hình như ý. Ảnh: NVCC

Trong quá trình xử lý rêu, Duy luôn nhẹ tay để giữ được mảng hình như ý. Ảnh: NVCC

Đức Duy cho hay rêu bên mình là thực vật hoang sơ từ thiên nhiên, được chọn lọc những mảng đẹp, bồng bệnh, không quá vụn.

"Hoặc có những loại rêu mới lạ không phổ biến thì mình cũng nhập ở một số nơi khác. Tuy nhiên, khi nhập về 50 kg thì sau khi vệ sinh rêu và chọn lọc có thể sẽ chỉ còn 20-30 kg rêu thật sự đẹp để làm tranh", Huy nói thêm.

Chị Trinh thích thú khi sở hữu bức tranh từ rêu. Ảnh: NVCC

Chị Trinh thích thú khi sở hữu bức tranh từ rêu. Ảnh: NVCC

Chị Hồ Lê Thảo Trinh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM), cũng chi tiền triệu mua những bức tranh rêu về nhà mình trang trí. "Tranh rêu cũng là lời nhắc nhở để mình quay về với thiên nhiên.

Sau những giờ căng thẳng làm việc, mình sẽ nhìn mảng rêu, khi ấy mình như được kết nối với cỏ cây, cảm giác như được sạc pin trở lại", chị Trinh nói.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.
“Rượu vang” Tây Nguyên

“Rượu vang” Tây Nguyên

(GLO)- Từ những loại quả thưởng thức cho “vui” miệng, gắn với ký ức tuổi thơ của không ít người Tây Nguyên, giới yêu ẩm thực phố núi Pleiku đã sáng tạo nên dòng rượu vang cao nguyên hấp dẫn mang tên boh chieng lai, chòi mòi (boh kchil).
Xơ mướp 'đi Tây'

Xơ mướp 'đi Tây'

Chỉ sau 2 năm khởi nghiệp, các sản phẩm độc đáo từ xơ mướp của chị Võ Thị Ngọc Thư (SN 1984, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã xuất ngoại và được ưa chuộng tại các thị trường như Mỹ, Canada, châu Âu.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Gen Z thời hiện đại, không ngại từ chối

Gen Z thời hiện đại, không ngại từ chối

Sẵn sàng nói "không" trước những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình như một cách để cấp trên đánh giá mình là người làm việc có chọn lọc, sáng suốt. Đây cũng được coi là một trong những đặc trưng khi nói về phong cách làm việc của gen Z thời nay.