Thu hàng trăm triệu đồng nhờ con 'ăn đêm ngủ ngày'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thay vì chọn cho mình một công việc với mức lương ổn định ở các thành phố lớn, chàng trai trẻ quê ở Quảng Nam đã quyết định về quê khởi nghiệp với loài động vật "ăn đêm ngủ ngày". Mô hình này bước đầu giúp anh thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin của một trường ở TP.Đà Nẵng, anh Huỳnh Lê Việt (năm nay 30 tuổi, ở xã Đại Hiệp, H.Đại Lộc, Quảng Nam) viết đơn xin đi nghĩa vụ công an. Sau 3 năm, anh hoàn thành nghĩa vụ, trở về với cuộc sống đời thường.

Cuối năm 2020, tình cờ xem một đoạn video trên mạng về quy trình nuôi dúi, chàng trai trẻ ngay lập tức bị thu hút bởi loài động vật này. Sau khi tìm hiểu kỹ về quy trình nuôi, chăm sóc dúi, anh đã vay mượn tiền rồi xây dựng một trang trại trên phần đất của gia đình mình.

Anh Huỳnh Lê Việt kiểm tra, chăm sóc dúi trong trang trại của mình. Ảnh: MẠNH CƯỜNG

Anh Huỳnh Lê Việt kiểm tra, chăm sóc dúi trong trang trại của mình. Ảnh: MẠNH CƯỜNG

"Bản thân tôi là người rất thích chăn nuôi, nên khi biết đến loài dúi khá dễ nuôi, không ảnh hưởng gì đến môi trường, đặc biệt thời gian dành cho nó ít nhưng lại cho thu nhập khá cao, tôi đã quyết định chọn loài "ăn đêm ngủ ngày" này để khởi nghiệp", anh Việt chia sẻ.

Ban đầu, anh Việt mua mấy cặp dúi rừng người dân săn bắt được để nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên do loài này quen sống ngoài tự nhiên, chưa được thuần hóa, không thích nghi với môi trường nuôi nhốt nên được thời gian ngắn thì chết hết. Không bỏ cuộc, anh tiếp tục đầu tư vào dúi sinh sản đã thuần hóa. Từ vài chục cặp dúi sinh sản ban đầu, đến nay trang trại anh đã có hơn 350 con, trong đó hơn 100 cặp dúi bố mẹ đang trong giai đoạn sinh sản.

"Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, cộng thêm dịch Covid-19 bùng phát nên tôi phải ở nhà, không quán xuyến được trang trại dẫn đến thất bại. Với ý nghĩ thất bại ở đâu phải đứng lên ở đó, tôi đã nghiên cứu và tìm đến các trại nuôi dúi học hỏi kinh nghiệm thực tế. Nhờ vậy, đến nay tôi đã gặt được quả ngọt ban đầu", anh Việt chia sẻ.

Dúi nuôi khoảng 10 - 12 tháng là có thể xuất bán thương phẩm, với trọng lượng từ 1,5 - 2,6 kg, giá bán 550.000 đồng/kg. Ngoài ra, anh Việt còn bán dúi giống từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/cặp, tùy theo độ tuổi. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh thu về hơn 200 triệu đồng. "Hiện nay nguồn cung không đủ cầu, có nhiều thời điểm thương lái tìm đến trang trại đặt cọc trước nhưng vẫn không đủ dúi để bán. Sắp tới tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi, đồng thời đứng ra cung ứng giống, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra cho những ai có nhu cầu", anh Việt chia sẻ.

Anh Huỳnh Thế Toàn, Bí thư Huyện đoàn Đại Lộc, đánh giá rất cao mô hình khởi nghiệp của anh Huỳnh Lê Việt. Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho nhiều thanh niên trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.