Bài học từ khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Startup là từ khóa khá “hot” trong những năm gần đây. Vào Google, gõ từ startup, lập tức có đến hơn 1,3 tỷ kết quả. Những tấm gương startup thực sự làm nhiều người có thêm động lực để khởi nghiệp.

Song khi gõ cụm từ “Startup thất bại” cũng cho ra hàng triệu kết quả với nhiều title khá buồn: “Những startup thất bại, đóng cửa mãi mãi trong năm 2022”, “92% startup thất bại, có những founder phải cầm nhà cầm xe”, “Các startup công nghệ đình đám chịu thất bại cay đắng”... buộc người ta phải tỉnh táo.

Anh K.N. (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) ngậm ngùi chia sẻ: “Cách đây hơn 3 năm, tôi cùng bạn khởi nghiệp với mô hình tổ chức sự kiện. Thời điểm đó, Gia Lai cũng chưa có đơn vị tổ chức sự kiện nào quá lớn hay nổi bật nên tôi rất tin tưởng vào con đường mình chọn lựa. Nhưng làm rồi tôi mới thấy công việc không hề dễ dàng. Tiền thuê văn phòng, chi phí vận hành, tiền ứng trước để làm sự kiện, kiếm việc, thêm nữa là những bất đồng ý kiến với bạn đồng hành khiến tôi lúc nào cũng trong trạng thái stress. Duy trì được khoảng hơn 1 năm thì lại chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chúng tôi giải thể. Sau này ngẫm lại, tôi nhận ra rằng, lý do chúng tôi thất bại là vì vừa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lại quá hiếu thắng, ai cũng cho là mình đúng”.

Còn chị H.A. (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) thì cảm thán: “Khi khởi nghiệp, trong tay tôi chỉ có vỏn vẹn 30 triệu đồng. Lúc đó, tôi cho rằng, với mô hình kinh doanh đồ ăn vặt thì vốn chừng ấy cũng đủ. Nhưng lĩnh vực này có sự cạnh tranh quá mạnh. Mà muốn gầy dựng một thương hiệu riêng cho mình cần phải có một quá trình để khách hàng quen mặt, thức ăn phải ngon, giá ở mức chấp nhận được. Thời gian đầu, tôi được anh chị em họ hàng, bạn bè thân thuộc ủng hộ nên phấn khởi lắm. Nhưng cũng chỉ được 2 tuần, vì người thân không thể mua ủng hộ mình mãi nên cần phải mở rộng đối tượng khách hàng. Lúc này, khách ít dần, thức ăn thì không thể để lâu, vậy là tôi dần cụt vốn. Làm chưa thấy lãi, chỉ thấy sau một thời gian, ba mẹ phải... bù lỗ”.

Trao đổi với một số startup thất bại, hầu hết đều chỉ ra rằng, việc thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn, không đủ tiềm lực kinh tế... là những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến thất bại. “Ngay cả những doanh nghiệp lâu năm hiện nay có thời điểm còn khốn đốn về tài chính thì những startup như mình, điều này mang tính sống còn”-anh K.N. nhận định.

Việc vội vàng startup mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường dễ dẫn đến thất bại. Ảnh: Internet

Việc vội vàng startup mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường dễ dẫn đến thất bại. Ảnh: Internet

Thiếu hiểu biết về khách hàng và thị trường mục tiêu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các startup thất bại. Bởi muốn thành công, bên cạnh đánh giá được đối thủ cạnh tranh thì các nhà khởi nghiệp phải xác định cho được lợi thế lớn nhất của mình, phải tìm cho ra cách để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Theo các chuyên gia, đây là vấn đề rất cơ bản, rất lớn, nhưng lại bị một số startup coi nhẹ.

Anh L.H.K. (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) có lẽ là người thấm hơn ai hết. “Tôi nghĩ tốt nhất là đừng làm ăn chung với bạn bè, người thân, dễ “tan đàn xẻ nghé” lắm. Hoặc nếu có làm thì phải rạch ròi trách nhiệm ngay từ đầu, chia lợi ích theo mức độ góp vốn. Tôi thì hay cả nể, nhất là khi người đó là bạn thân của mình. Khi công việc đang lu bu, cần người phụ giúp, mà đồng đội cứ ỷ lại vào mình, hoàn toàn không có trách nhiệm, tới khi có thành quả thì lại kể lể công lao”-anh K. cười buồn.

Theo khảo sát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong mỗi thời điểm, song song với số doanh nghiệp được thành lập mới thì số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chiếm số lượng khoảng 5-15% so với thành lập mới. Riêng trong tháng 2-2023, toàn tỉnh có 75 doanh nghiệp thành lập mới thì có 7 doanh nghiệp giải thể và 5 doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động. Trong một lần trao đổi, ông Phùng Văn Phước-Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) nhận định: Số doanh nghiệp giải thể hoặc ngưng hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp khởi nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, không tiếp cận được thị trường.

Vậy làm thế nào để startup thành công? Theo các chuyên gia thì cần có sự nắm bắt tốt về thời điểm, tiếp đến là nguồn vốn, sau đó cần tính tiếp đến yếu tố linh hoạt, thích ứng, lãnh đạo giỏi, kỷ luật, nghiên cứu thị trường, kỹ năng ủy quyền, giao quyền… Và, điều quan trọng nhất là không nên vội vàng, hấp tấp lao vào vòng xoáy startup khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.