Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp với heo thảo dược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nuôi heo bằng thức ăn thảo dược, một nữ nhân viên y tế đã khởi nghiệp thành công với cách chăn nuôi khác biệt mang lại chất lượng cao.

Đứng dậy từ biến cố

Là nhân viên y tế của một trường học tại Quảng Bình, chị Nguyễn Thị Hoài Sen (31 tuổi, ngụ thôn Thanh Lộc, xã Sơn Lộc, H.Bố Trạch, Quảng Bình) đang có thành công nhất định từ nghề tay trái mà chồng chị để lại - nghề chăn nuôi heo.

Năm 2015, chị Sen lập gia đình. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì năm 2019 biến cố ập đến khi chồng chị gặp nạn, là một trong 39 nạn nhân tử vong ở Essex (nước Anh). "Khi đó, tôi làm nhân viên y tế ở trường, chồng đã xây một trang trại nuôi heo công nghiệp ở quê. Cuộc sống tưởng chừng êm đẹp thì biến cố ập đến, tôi suy sụp suốt 2 năm trời. Nhưng chuyện gì rồi cũng phải nguôi ngoai để sống tiếp", chị Sen nói.

Chị Nguyễn Thị Hoài Sen khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi heo bằng thảo dược. Ảnh: Bá Cường

Chị Nguyễn Thị Hoài Sen khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi heo bằng thảo dược. Ảnh: Bá Cường

Sau biến cố đó, chị Sen tham gia một dự án của nước Anh nhằm giúp đỡ gia đình các nạn nhân trong vụ việc. Chị được hướng dẫn cách khởi nghiệp, tìm hướng sáng tạo trong chăn nuôi và đó là thời điểm chị nghĩ ra việc nuôi heo bằng thảo dược.

Chị tiếp tục tận dụng trang trại nuôi heo mà chồng để lại, áp dụng các kỹ thuật y tế đã học để chăm sóc heo, tìm hướng chăn nuôi mới để tạo sự khác biệt. Cùng lúc đó, dự án của phía Anh cũng có nhiều chuyên gia giúp đỡ, tư vấn cho những người như chị Sen.


Sau khi đưa ra ý tưởng, tôi được các chuyên gia tư vấn thêm về cách chăn nuôi. Trang trại nuôi heo khép kín hơn, hạn chế người ra vào trong giai đoạn nghiên cứu thức ăn và tập cho heo quen với loại thức ăn mới.

Nguyễn Thị Hoài Sen

"Sau khi đưa ra ý tưởng, tôi được các chuyên gia tư vấn thêm về cách chăn nuôi. Trang trại nuôi heo khép kín hơn, hạn chế người ra vào trong giai đoạn nghiên cứu thức ăn và tập cho heo quen với loại thức ăn mới", chị Sen nói.

Trồng thảo dược... nuôi heo

Mất khoảng 1 năm để chị Sen nghiên cứu, pha trộn và tạo ra thức ăn để heo có thể hấp thụ được. Chị đến các vùng nguyên liệu nhập sả, nghệ… để chế biến thức ăn cho heo và tận dụng các thửa đất trống trong trang trại trồng thêm cây nguyên liệu.

"Các loại thảo dược sẽ được băm nhuyễn, trộn với cám theo tỷ lệ nhất định rồi nén thành hạt. Bằng cách này, heo được nạp chất dinh dưỡng nguyên chất vào cơ thể, đồng thời các loại thảo dược giúp heo ít đau bệnh, thịt cũng thơm ngon hơn", chị Sen nói và cho biết việc nuôi heo bằng thảo dược có chi phí rẻ hơn gần 50% so với cho ăn cám công nghiệp truyền thống, tuy nhiên thời gian để heo phát triển đủ điều kiện xuất chuồng lại lâu hơn.

Sau khi bán sản phẩm thịt heo thảo dược tại địa phương, được đóng bao bì và in thương hiệu, chị Sen tiếp tục mở rộng thị trường, nhất là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. "Hiện tại thương hiệu thịt heo thảo dược Tâm Sen của tôi đang bày bán tại một số cửa hàng ở H.Bố Trạch và TP.Đồng Hới. Sắp tới tôi sẽ mở rộng ra các địa bàn khác, đóng dấu thương hiệu lên thịt để bày bán ở chợ. Về lâu dài, tôi mong thịt heo thảo dược sẽ trở thành nguyên liệu chế biến thức ăn tại các trường học", chị Sen nói.

Tháng 12.2022, sản phẩm thịt heo thảo dược của chị Sen tham gia cuộc thi "Sáng tạo khởi nghiệp" do Tỉnh đoàn Quảng Bình tổ chức, được trao đồng giải nhì cùng với một mô hình khởi nghiệp khác (cuộc thi không có giải nhất). Đây là cột mốc quan trọng để chị có hướng phát triển tiếp theo, mở rộng quy mô trang trại và thị trường, hoàn thành các chứng chỉ về thực phẩm sạch. Năm 2022, trang trại nuôi heo thảo dược của chị Sen đã có doanh thu hơn 500 triệu đồng.

Anh Trần Khánh Cường, Phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Bình, đánh giá về mô hình nuôi heo của chị Sen: "Đây là cách chăn nuôi khá lạ và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cho mô hình này nói riêng và những mô hình khởi nghiệp khác có tính sáng tạo, mới lạ nói chung".

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.