Gen Z thời hiện đại, không ngại từ chối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sẵn sàng nói "không" trước những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình như một cách để cấp trên đánh giá mình là người làm việc có chọn lọc, sáng suốt. Đây cũng được coi là một trong những đặc trưng khi nói về phong cách làm việc của gen Z thời nay.

Không ôm đồm những nhiệm vụ bên lề

Ngọc Linh cho biết, cô thường trả lời "không" trước những nhiệm vụ, công việc không trực thuộc chuyên môn của phòng mình. "Nếu cần, mình có thể đóng góp, góp ý chứ không phụ trách hay đảm nhiệm chính. Việc từ chối là cách để bản thân không ôm đồm công việc, làm giảm áp lực trách nhiệm không cần thiết", Linh nói.

Theo Linh, sẵn sàng nói "không" trước những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình cũng là cách để cấp trên đánh giá mình là người làm việc có chọn lọc, sáng suốt. Linh cho biết: "Mình mạnh dạn từ chối nhưng không bị mất lòng sếp hay đồng nghiệp. Sếp của mình cũng cảm thấy bình thường bởi trong công việc chính, bản thân mình luôn hoàn thiện đầy đủ và trách nhiệm".

Cô bạn cho rằng, đây cũng là một trong những đặc trưng khi nói về phong cách làm việc của gen Z. "Không phải lúc nào cũng đồng ý hỗ trợ trong mọi tình huống hay bảo gì làm nấy. Gen Z có chính kiến và cá tính, sẵn sàng từ chối thẳng thắn hơn so với thế hệ trước", Linh cảm nhận.

Ngọc Linh làm việc ở Trung tâm Toán học Mathtech.
Ngọc Linh làm việc ở Trung tâm Toán học Mathtech.

Với bạn Trần Thanh Huyền (ở Sóc Sơn, Hà Nội), những nhiệm vụ không nằm trong phạm vi chuyên môn, Huyền đều thẳng thắn từ chối. Nếu có thời gian rảnh và trong phạm vi có thể hỗ trợ được, Huyền sẽ xem xét đến việc sẽ được gì, và mất gì.

Huyền cho biết, cô không sợ bị đánh giá là thiếu năng động hay không nhiệt tình nơi công sở. "Bởi việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính của mình sẽ là cách ghi điểm với cấp trên, thay vì mất thời gian cho những chuyện "rót nước pha trà" hay làm "chân sai vặt" cho đồng nghiệp", Huyền bày tỏ quan điểm.

Còn nếu trong tình huống cần nhân sự tăng ca hỗ trợ những phần việc bên ngoài phòng ban, Huyền sẽ sẵn sàng hỗ trợ nếu được chi trả thêm công giờ làm. "Công ty tuyển dụng với yêu cầu công việc cụ thể, rõ ràng thì tại sao nhân sự phải nhận thêm những công việc ngoài lề làm ảnh hưởng đến công việc chính. Trong khi cuối năm, công ty chỉ dựa trên hiệu quả công việc chính để đánh giá", nhân sự trẻ nói.

Chị Đinh Hà My - Nguyên Giám đốc nhân sự của Enuy Corp.

Chị Đinh Hà My - Nguyên Giám đốc nhân sự của Enuy Corp.

Nghệ thuật từ chối thế nào?

Chị Đinh Hà My - Nguyên Giám đốc nhân sự của Enuy Corp đã phân tích, lý giải về sự khác biệt và cá tính của nhân viên gen Z thời hiện đại.

"Tại sao thế hệ trước, nhiều người thường nói “có” và đôi khi cả nể trước một nhiệm vụ ngoài lề. Tôi cho rằng, họ đã được điều kiện hóa để phản ứng tích cực hơn với sự chấp thuận của người khác. Việc đồng ý với yêu cầu và làm hài lòng mọi người có thể giúp tránh xung đột. Sự mong muốn tránh căng thẳng xã hội khiến chúng ta cảm thấy cần phải nói “có”, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng đến lợi ích của chúng ta", chị My phân tích.

Với gen Z lại khác, các bạn nói “không" và không sợ bị giảm giá trị trong mắt những người lãnh đạo và đồng nghiệp. Nói "không" đôi khi là sự lựa chọn thông minh hơn, giúp chính các bạn bảo vệ sức khỏe và thời gian riêng tư, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và tự chủ trong việc quản lý các nhiệm vụ, trách nhiệm công việc. Bởi nếu nói "có" vào một lúc rảnh rang đôi khi chỉ tốn 5 phút... nhưng vào một thời điểm bạn đang bận rộn, chắc chắn sự tập trung của bạn với công việc chính sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, chị Hà My gợi ý các bước để nhân sự trẻ biết cách nói "không" một cách khéo léo khi cần thiết: Mỉm cười và chân thành cảm ơn khi được tin tưởng - giữ ngữ điệu lịch sự, chuyên nghiệp - giải thích rõ ràng - đề xuất phương án thay thế.

Đối với nhiệm vụ không thuộc phạm vi công việc nhưng vẫn góp phần vào mục tiêu chung của doanh nghiệp, công ty và gián tiếp tạo ra giá trị, cơ hội cho bản thân, chị My khuyên bạn trẻ hãy cân nhắc trước khi nói "không".

Và muốn tạo động lực cho nhân viên luôn sẵn sàng nói "có", theo chị My, nhà quản lý, lãnh đạo cũng cần phân tích và chỉ rõ cho nhân sự trẻ thấy lộ trình phát triển của các bạn như thế nào, trải nghiệm ở nhiệm vụ ngoài lề nào thì sẽ đem lại giá trị.

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), người dân tỉnh Gia Lai đã thể hiện tình yêu đất nước theo những cách khác nhau: về nguồn; quay video clip tại địa điểm nổi tiếng; trang trí quán cà phê với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng…

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

(GLO)- Ở tuổi 18, Nay Rơ Châm Thanh (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã gây ấn tượng bởi thành tích và niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn Karate. Trên hành trình chinh phục võ đài Karate, chàng trai Jrai đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.