Gen Z mê đồ cổ, trở thành nghệ nhân dân gian ở tuổi 23

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đam mê với văn hóa dân gian, yêu thích sưu tầm đồ cổ, Hoàng Việt Anh không chỉ sở hữu bộ sưu tập đồ sộ mà còn nhiều lần hiến tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình, trở thành nghệ nhân dân gian VN khi chỉ mới 23 tuổi.

Dáng người cao, có chất giọng rất đặc biệt trình diễn những bài hát dân gian vùng cao Quảng Bình, Hoàng Việt Anh (23 tuổi, trú tại xã Xuân Hóa, H.Minh Hóa) ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách từ xa đến.

Việt Anh có đam mê với sưu tầm cổ vật. Ảnh: B.H

Việt Anh có đam mê với sưu tầm cổ vật. Ảnh: B.H

Việt Anh rất thích tìm hiểu văn hóa của địa phương, đặc biệt là những nét văn hóa dân gian, truyền thống của đồng bào Rục, đồng bào Nguồn… sống trên địa bàn H.Minh Hóa. "Từ nhỏ, do bố mẹ đi làm xa nên tôi sống cùng bà ngoại. Được nghe bà ngoại ru bằng những điệu hát của quê hương, tôi dần cảm nhận được và có cảm hứng, để rồi khi càng lớn tôi càng thấy yêu thích, bị hấp dẫn bởi những nét văn hóa của địa phương", Việt Anh nói.

Từ khi lên 6, chàng trai sinh năm 2001 bắt đầu tập chơi các nhạc cụ dân gian như sáo, đàn bầu, đàn nhị… Khi học tại Trường ĐH Luật Huế, anh càng có cơ hội thể hiện tài năng khi tham gia CLB văn hóa văn nghệ của trường, thường xuyên trình diễn. "Tại quê nhà, tôi cũng thường tham gia biểu diễn với các cô chú nhiều tiết mục dân gian và làm giảng viên truyền dạy hát sắc bùa tại xã Tân Hóa. Năm 2020, tôi may mắn được Hội Văn nghệ nhân dân gian VN công nhận là nghệ nhân dân gian", Việt Anh chia sẻ.

Hiện tại, chàng trai trẻ đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tại Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Bình. Dù đang là một chiến sĩ của lực lượng vũ trang, Việt Anh vẫn dành thời gian để luyện tập, viết bài nghiên cứu về văn hóa dân gian.

Không chỉ biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc, Việt Anh còn có đam mê sưu tầm cổ vật. Chàng trai trẻ đang sở hữu bộ sưu tập với hơn 100 hiện vật từ thời kỳ phong kiến cho đến thời bao cấp.

"Đam mê với cổ vật cũng bắt đầu từ bà ngoại khi được bà cho những đồng xu có từ thời kỳ phong kiến. Lúc nhỏ, chưa có tiền, khi biết ai có các đồ vật xưa cũ tôi cứ đến nhà hết lần này đến lần khác để... xin. Sau này, khi kiếm được tiền, tôi sẵn sàng săn lùng để mua cho bằng được", Việt Anh dí dỏm.

Việt Anh cũng biết cách "cho". Nhiều hiện vật như chén, chum, lọ… thời nhà Lê, nhà Trần đã được anh hiến tặng Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình, hoặc hiến tặng chén dĩa sứ cổ, thau đồng cho bảo tàng khác ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình.

Bà Lê Thị Hoài Hương, Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình, ghi nhận giá trị của các hiện vật và tinh thần chia sẻ của Việt Anh. "Sau mỗi lần Việt Anh hiến tặng, chúng tôi đều có một hội đồng thẩm định lại giá trị lịch sử của các hiện vật. Tính đến nay cũng đã có hơn 30 hiện vật do Việt Anh hiến tặng được trưng bày tại bảo tàng", bà Hương nói.

Việt Anh thừa nhận mình đang theo đuổi niềm đam mê có vẻ "già" hơn các bạn đồng trang lứa. Thế nhưng, cũng chính niềm đam mê và những cống hiến của mình, Việt Anh chứng minh người trẻ đang biết cách tiếp nối những giá trị văn hóa đẹp của thế hệ trước và chung tay gìn giữ.

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.