Cô gái với nhiều mô hình trong công tác xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt 4 năm qua, chị Võ Ngọc Huỳnh (xã An Hiệp, H.Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) đã thực hiện nhiều mô hình công tác xã hội, như: hỗ trợ gạo cho người nghèo, bếp ăn 0 đồng, xây cầu nông thôn…

Với vai trò Bí thư Xã đoàn An Hiệp, chị Huỳnh đã có nhiều sáng tạo khi triển khai các mô hình, chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp. Điển hình là tạo điều kiện giúp đỡ 9 đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng để thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế như: trồng mai kiểng (ấp An Trạch), nuôi rắn ri voi (ấp Bưng Tróp A), nuôi bò thịt (ấp Phụng Hiệp), nuôi sâu canxi cho cá cảnh ăn (ấp An Tập)…

"Gần đây nhất, một thanh niên được hỗ trợ vốn 70 triệu đồng để nuôi gà Peru. Đây là mô hình mới, có tiềm năng phát triển. Hy vọng khi nhận được hỗ trợ, mô hình của bạn ngày càng mở rộng, phát triển. Qua đó, tạo thêm động lực cho đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp", chị Huỳnh nói.

Năm 2023, chị Huỳnh triển khai mô hình "Những bước chân tình nguyện", nhằm vận động nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cho hơn 40 cụ già neo đơn. Bên cạnh đó, chị còn vận động sửa chữa, xây mới 3 căn nhà cho đoàn viên, học sinh và người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí khoảng 135 triệu đồng. Để học sinh đỡ vất vả trên đường đến trường, người dân đi lại thuận tiện hơn, chị còn ra sức vận động xây mới 1 cây cầu giao thông nông thôn trị giá 250 triệu đồng tại ấp Giồng Chùa A.

Chị Huỳnh (thứ 2 từ phải sang) vận động kinh phí sửa chữa nhà cho người nghèo. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh (thứ 2 từ phải sang) vận động kinh phí sửa chữa nhà cho người nghèo. ẢNH: DUY TÂN

Với vai trò Đội trưởng Đội chuyển đổi số cộng đồng Đoàn xã An Hiệp, chị Huỳnh còn hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công và hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến. Đặc biệt, chị đã tổ chức, ra mắt công trình thanh niên "Số hóa trong quảng bá lễ hội Thác Côn". Đây được xem là công trình số hóa cấp cơ sở đầu tiên của H.Châu Thành, giúp quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. "Công trình giống như cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích; vừa giúp tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng, đầy đủ vừa quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống", chị Huỳnh cho biết.

Chị Huỳnh (bìa trái) đồng hành cùng quán cơm chay 0 đồng tại địa phương. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh (bìa trái) đồng hành cùng quán cơm chay 0 đồng tại địa phương. ẢNH: DUY TÂN

Chị Huỳnh cũng là người thành lập các CLB bóng đá, bóng chuyền, múa Khmer, tạo sân chơi cho đoàn viên, thanh niên địa phương. Đặc biệt, CLB múa Khmer được địa phương hỗ trợ dàn nhạc cụ, âm thanh để biểu diễn, giúp các thành viên có đủ thiết bị để biểu diễn kiếm thêm thu nhập và phục vụ cho người dân vào những ngày lễ, tết của người Khmer.

Đầu năm 2023, chị Huỳnh phối hợp anh Dương Văn Hà mở quán cơm 0 đồng. Quán hoạt động vào các ngày thứ hai, tư, sáu hằng tuần nhằm hỗ trợ lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mỗi ngày mở cửa, quán phục vụ bà con từ 150 - 200 phần cơm.

Chị Huỳnh phát cơm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh phát cơm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. ẢNH: DUY TÂN

"Kinh phí hoạt động của quán có anh Hà lo. Để quán có đủ nhân lực, tôi vận động các cô chú ở địa phương đến giúp sơ chế, nấu nướng, cùng 2 - 3 đoàn viên tình nguyện làm công việc phát cơm. Từ khi mô hình quán cơm 0 đồng được triển khai đã đem lại nhiều niềm vui cho bà con lao động nghèo. Nhiều học sinh nghèo cũng đến quán nhận cơm", chị Huỳnh cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), người dân tỉnh Gia Lai đã thể hiện tình yêu đất nước theo những cách khác nhau: về nguồn; quay video clip tại địa điểm nổi tiếng; trang trí quán cà phê với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng…

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

(GLO)- Ở tuổi 18, Nay Rơ Châm Thanh (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã gây ấn tượng bởi thành tích và niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn Karate. Trên hành trình chinh phục võ đài Karate, chàng trai Jrai đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.