Nam sinh lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, 2 nam sinh Võ Đăng Tuệ và Đồng Ánh Sơn (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng.

Website này hỗ trợ người dùng phát hiện và ngăn chặn các hành vi lừa đảo qua tin nhắn, Email, cuộc gọi hay các nền tảng MXH.

Nói về lý do để lập trang web, Sơn cho biết: Trong bối cảnh xã hội ngày càng chuyển dịch sang nền kinh tế số, các nền tảng giao tiếp kỹ thuật số gồm: Email, tin nhắn điện thoại, mạng xã hội (Zalo, Telegram...) đã trở thành phương tiện liên lạc không thể thiếu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến với chiêu thức ngày càng tinh vi như giả mạo thương hiệu, lừa đảo tài chính và chiếm đoạt tài khoản...

“Các hình thức lừa đảo phổ biến là gửi Email giả mạo ngân hàng, kêu gọi đầu tư qua tin nhắn, mạo danh cơ quan chức năng để đe dọa người dân và sử dụng các đường dẫn độc hại nhằm đánh cắp thông tin cá nhân. Đối với nhiều người dân, đặc biệt là những người có ít kỹ năng công nghệ, việc nhận biết và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo này là thách thức lớn, dẫn đến thiệt hại không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng tâm lý và uy tín cá nhân”-Sơn nhìn nhận.

hai-nam-sinh-vo-dang-tue-o-giua-va-dong-anh-son-ben-phai-anh-thiet-lap-website-phat-hien-lua-dao-tren-khong-gian-manga-td-8827.jpg
Hai nam sinh Võ Đăng Tuệ (ở giữa) và Đồng Ánh Sơn (bìa phải) lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Ảnh: T.D

Xuất phát bởi những trăn trở đó, từ tháng 9 đến tháng 12-2024, Tuệ và Sơn đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển website phân tích, phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Không chỉ giúp người dùng phổ thông kiểm tra và phát hiện nguy cơ, website còn tăng cường nhận thức cộng đồng về các thủ đoạn lừa đảo hiện đại. Đồng thời, góp phần xây dựng môi trường giao tiếp số an toàn, minh bạch và đáng tin cậy, hỗ trợ người dân trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình. “Chúng em tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình thức lừa đảo bao gồm: Email phishing, giả mạo tài khoản, phát tán mã độc và nội dung độc hại trên các nền tảng giao tiếp. Sau đó, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phương pháp lừa đảo phổ biến và các đặc điểm nhận diện chúng; xây dựng cơ sở lý luận về các thuật toán học máy và học sâu, từ đó xác định các phương pháp áp dụng hiệu quả vào bài toán phát hiện lừa đảo”-Tuệ cho hay.

Nhóm đã lựa chọn ngôn ngữ lập trình Python kết hợp với các thư viện hỗ trợ như OpenCV, PyTorch để xử lý dữ liệu hình ảnh và video, thư viện Scikit-learn và Pandas cho phân tích dữ liệu văn bản; nghiên cứu cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của các mô hình học sâu hiện đại cũng như các công cụ xử lý giao diện người dùng. Sau đó, tiến hành phân tích cách xử lý dữ liệu đa dạng (văn bản, hình ảnh, video) và các phương pháp kết hợp chúng trong cùng một hệ thống phát hiện.

Bằng phương pháp chạy đa luồng, website có thể phân tích dữ liệu, nhận diện một cách nhanh chóng, chính xác và tương thích toàn bộ thiết bị có thể truy cập trình duyệt. Đặc biệt, website có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bảo vệ an ninh mạng, chống lừa đảo đến kiểm soát chất lượng nội dung truyền thông; đồng thời, phát hiện lừa đảo trong thời gian thực, giúp ngăn chặn kịp thời các nội dung lừa đảo, phát hiện lừa đảo qua nhiều kênh từ tin nhắn, số điện thoại, Email…

Với định hướng mở rộng, Tuệ và Sơn sẽ tiếp tục nghiên cứu tích hợp sâu hơn với các nền tảng mạng xã hội. Cùng với đó, tập trung vào các thị trường mới-nơi nguy cơ lừa đảo trực tuyến đang tăng cao. Website cũng định hướng tạo ra không gian để người dùng chia sẻ các trường hợp lừa đảo, giúp nâng cao ý thức cộng đồng; thêm khả năng phân tích nội dung trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để tăng khả năng phát hiện toàn cầu.

Thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng-đánh giá: Với sự nỗ lực của mình, Tuệ và Sơn đã thiết lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Đây là công cụ hữu ích trong việc góp phần bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Website này sử dụng các công nghệ tiên tiến như AI và học máy để phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu lừa đảo trong các giao tiếp trực tuyến.

Website đã đạt được những kết quả tích cực với khả năng phát hiện chính xác các mẫu lừa đảo trong hơn 80% trường hợp thử nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, bao gồm khả năng xử lý các nội dung không rõ ràng hoặc các phương thức lừa đảo mới xuất hiện. Hơn nữa, hệ thống cần được cập nhật thường xuyên để phản ánh các xu hướng lừa đảo mới, đồng thời tối ưu hóa tốc độ và độ chính xác trong việc phát hiện thông tin có dấu hiệu lừa đảo.

“Việc phát triển website này là một thử thách lớn đối với nhóm học sinh của trường vì lần đầu tiên áp dụng các công nghệ phức tạp như AI và học máy trong ngữ cảnh bảo mật. Dự án website phân tích và phát hiện lừa đảo trên không gian mạng của 2 em đã đạt giải nhì tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ XI, năm học 2024-2025”-thầy Khoa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Tặng quà người có công trên địa bàn phường Quy Nhơn

Tặng quà người có công trên địa bàn phường Quy Nhơn

(GLO)- Ngày 20-7, Đoàn phường Quy Nhơn phối hợp với Đoàn Công ty CP Môi trường Bình Định, Chi đoàn Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Định, Chi đoàn Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn, Đoàn trường Cao đẳng y tế Gia Lai, Đoàn trường THPT Trưng Vương tổ chức các hoạt động tri ân người có công.

Màn trình diễn võ thuật tuyệt đối điện ảnh

Màn trình diễn võ thuật tuyệt đối điện ảnh

(GLO)- Các màn biểu diễn võ thuật do lực lượng Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị vũ trang thực hiện là điểm nhấn ấn tượng trong sự kiện Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm diễn ra vào sáng nay (18-7) tại phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai.

Dựa vào khả năng và tính cách, nhiều thí sinh chủ động đăng ký vào các ngành học mới nổi, có tính ứng dụng cao và bắt nhịp xu hướng công nghệ hiện đại. Ảnh: Trần Dung

Xu hướng chọn ngành học: Từ truyền thống đến bắt nhịp xu hướng hiện đại

(GLO)- Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, việc lựa chọn ngành học chính là dấu mốc quan trọng đối với các bạn học sinh. Bên cạnh các ngành truyền thống vốn được xem là ổn định, nhiều thí sinh bắt đầu quan tâm đến những ngành mới, có tính ứng dụng cao và bắt nhịp xu hướng công nghệ hiện đại.

Lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tuy Phước Đông hỗ trợ người cao tuổi lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Ảnh: Xuân Vinh

Xã Tuy Phước Đông hỗ trợ người cao tuổi lập hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(GLO)- Sáng 17-7, tại Nhà văn hóa thôn Kim Tây, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tuy Phước Đông phối hợp cùng Phòng Văn hóa - Xã hội xã và Đồn Biên phòng Nhơn Lý tổ chức ra quân hỗ trợ người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định.

Người trẻ về quê lập nghiệp

Giới trẻ về quê lập nghiệp

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ quyết định rời thành phố lớn để quay về quê lập nghiệp. Họ chủ động lựa chọn công việc phù hợp để được sống gần gia đình, đồng thời mong muốn có thể đóng góp cho quê hương.

Chuyện người Gia Lai số 48: Ông Nguyễn Tấn Thành: "Tôi không học du lịch, nhưng tôi sống với nó gần cả cuộc đời"

Chuyện người Gia Lai số 48: Ông Nguyễn Tấn Thành: "Tôi không học du lịch, nhưng tôi sống với nó gần cả cuộc đời"

(GLO)- Đó là hành trình đầy thử thách nhưng cũng lắm vinh quang của ông Nguyễn Tấn Thành-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh. Cùng Podcast Chuyện người Gia Lai số 48 lắng nghe những chia sẻ của ông về ngành Du lịch cũng như cơ hội, thách thức khi Gia Lai và Bình Định (cũ) chung một mái nhà.

Chị Nguyễn Bích Ngọc (nghệ danh A Fishy Bit) lan tỏa âm nhạc mộc mạc giữa thiên nhiên.

Cô gái gen Z thả hồn vào âm nhạc giữa thiên nhiên Phố núi

(GLO)- Không cần ánh đèn sân khấu, cô gái gen Z Nguyễn Bích Ngọc (nghệ danh A Fishy Bit) tự do cất tiếng hát và thể hiện những sáng tác của mình giữa không gian xanh của núi rừng Gia Lai. Với chị, âm nhạc mộc mạc chính là cách để kể câu chuyện của chính mình.

Dù di chuyển, nói chuyện khó khăn nhưng Hữu (bìa phải) vẫn cố gắng đến tận nhà thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn.

Gia Lai: Góp sức trẻ lan tỏa yêu thương

(GLO)-Nhiều bạn trẻ "gen Z" lan tỏa yêu thương bằng những việc làm ý nghĩa, như điều phối suất ăn hay truyền cảm hứng học tập, cắt tóc miễn phí, hỗ trợ người khó khăn. Mỗi người một cách làm, nhưng điểm chung là sẵn sàng cho đi bằng những gì mình có...

Check-in núi-biển: Trào lưu mới của giới trẻ Gia Lai

Check-in núi-biển: Trào lưu mới của giới trẻ Gia Lai

(GLO)- Sau khi Gia Lai và Bình Định chính thức sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, vùng đất này không chỉ thay đổi về địa giới hành chính mà còn mở ra những hành trình trải nghiệm đầy cảm hứng. Trong đó, trào lưu check-in núi-biển đang trở thành xu hướng khám phá nổi bật của giới trẻ.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.