Văn nghệ quần chúng ở Gia Lai những năm đầu sau giải phóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi chứng kiến phong trào văn hóa-văn nghệ, đặc biệt là dân vũ phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, tôi lại nhớ về phong trào văn nghệ quần chúng ở Gia Lai những năm đầu sau giải phóng.

Ngày ấy, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật của tỉnh Gia Lai-Kon Tum hầu như không có gì. Rất ít gia đình có các phương tiện nghe nhìn như radio, ti vi. Đã thế, việc tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sóng của Đài Truyền hình Sài Gòn và Đài Truyền hình Quy Nhơn cũng chưa phủ đến Gia Lai-Kon Tum.

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vì vậy, văn nghệ quần chúng không chỉ là nhu cầu được tự trình diễn, được xem nghệ thuật của nhiều người, mà còn là kênh quan trọng trong việc chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, mang lại giá trị tinh thần cho cán bộ và quần chúng nhân dân toàn tỉnh.

Năm 1976, theo thống kê, toàn tỉnh có 187 tổ, đội văn nghệ nghiệp dư với 394 diễn viên trong các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, công-nông-lâm trường; 73 đội văn nghệ với 1.605 diễn viên ở các xã, phường và khu định canh; 286 tổ với 2.435 người tham gia ở các khối phố, thôn, làng.

Chỉ riêng năm này, lực lượng văn nghệ quần chúng đã tổ chức 984 đêm diễn, thu hút hơn 2 triệu lượt người xem. Phần lớn là những tiết mục tự biên tự diễn, với đầy đủ các loại hình như: ca múa nhạc, cồng chiêng, tuồng, cải lương, xiếc, kịch ngắn… bước đầu tạo được phong trào trong quần chúng nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu định canh, vùng kinh tế mới, nông-lâm trường, công trường.

Ban ngày bận đi học, đi làm, việc luyện tập văn nghệ chủ yếu diễn ra vào buổi tối. Bất kể mùa khô hay mùa mưa, cứ gần đến các ngày kỷ niệm thì tiếng í ới rủ nhau đi tập văn nghệ, cùng những bó đuốc soi đường lại xôn xao cả một vùng quê.

Những đội văn nghệ có hoạt động nổi bật trong giai đoạn này có thể kể đến như: xã Ia Ka, B13, B14 (huyện Chư Păh); Ya Ma, Tú An, Sró (huyện An Khê); Ngọc Tu (huyện Đak Tô); Ia Pếch, Ia Phìn (huyện Chư Prông); Đăk Môn (huyện Đăk Glei).

Đến nay, nhiều người còn nhớ các đội văn nghệ nòng cốt, có vai trò không thua kém nhiều so với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ở giai đoạn này như: Ngân hàng, Ty Thương nghiệp, Ty Thủy lợi, Nông trường Bàu Cạn, Nông trường Biển Hồ... Các địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng mạnh là huyện An Khê, Kon Plông, thị xã Kon Tum.

Để thúc đẩy phong trào cho văn nghệ quần chúng và tạo sân chơi cho các diễn viên không chuyên, hàng năm, tỉnh đều tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng ở cả 3 cấp. Hội diễn văn nghệ nghiệp dư công nhân viên chức lần thứ nhất do Ty Văn hóa-Thông tin phối hợp với Liên hiệp Công đoàn tỉnh tổ chức vào tháng 3-1978 đã để lại ấn tượng tốt đẹp với cả một thế hệ.

Tham gia liên hoan có 15 đơn vị, trên 400 diễn viên, 200 tiết mục. Trong số này, có 50% tiết mục tự biên tự diễn. Vì vậy, ở mỗi địa phương, đơn vị cũng xuất hiện những người viết kịch bản không chuyên, biên đạo múa không chuyên... nổi tiếng ngay tại địa bàn. Đây là hoạt động để chuẩn bị cho Nhạc hội toàn tỉnh lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 3-1979.

Năm 1982, nhân dịp chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (họp từ ngày 27 đến 31-3-1982), tỉnh đã tổ chức Liên hoan ca múa nhạc dân gian toàn tỉnh lần thứ nhất, diễn ra trong 3 ngày (từ 26 đến 28-7). Có lẽ đây là cuộc biểu dương lực lượng văn nghệ quần chúng người dân tộc thiểu số, với sự tham gia của 348 nghệ nhân ở 11 huyện, thị xã. Chiếm một nửa trong tổng số người tham gia hoạt động trình diễn nằm ở độ tuổi từ 50 trở lên.

Bên cạnh đó, cũng có những diễn viên nghiệp dư mới chỉ 14, 15 tuổi. Lúc chúng tôi về công tác tại Ty Văn hóa-Thông tin, còn được nghe những câu chuyện ấn tượng như: cụ Brin (95 tuổi, ở xã Mang Đut), cụ Nang (98 tuổi, ở xã Mang Cành, huyện Kon Plông)… cùng đội của mình phải đi bộ 2-3 ngày đường, từ làng đến huyện, để được đưa lên tỉnh tham gia liên hoan.

Cũng từ liên hoan này, nhiều tư liệu quý đã được ghi chép, bổ sung vào kho tàng văn hóa dân gian được tích cực nghiên cứu, sưu tầm ở những giai đoạn sau này.

10 năm sau giải phóng, có 7 cuộc hội diễn văn nghệ quần chúng đã được tỉnh tổ chức. Điều đó chứng tỏ hoạt động văn hóa và nghệ thuật quần chúng của tỉnh trong giai đoạn này phát triển mạnh. Những hoạt động này đã góp phần xóa “xã trắng” về hoạt động văn nghệ, đưa mức hưởng thụ văn nghệ quần chúng ở vùng nông thôn của tỉnh là 2 lần/năm và vùng thị xã, thị trấn là 3,5 lần/năm.

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.