Điểm nóng xung đột ngày 1-6: Nga tố NATO 'nói dối' về vũ khí cho Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 31-5 cho rằng NATO "nói dối" khi tỏ ra chưa quyết định về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí mà phương Tây tấn công các mục tiêu trong nước Nga.

Theo bà, thực chất sự cho phép đã được phê duyệt và bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này ở phương Tây đều là "sự che mắt".

Một hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Ảnh: Reuters

Một hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Ảnh: Reuters

Theo đài RT, tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện các cuộc tranh luận về việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ukraine không được phép tấn công các mục tiêu ở xa chiến tuyến bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.

Tuy nhiên, theo tuyên bố trước đó cùng ngày của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, một số thành viên khác trong liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, bao gồm cả Anh, chưa bao giờ áp đặt bất kỳ giới hạn nào như vậy đối với Kiev.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần này cảnh báo rằng các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây sản xuất có thể dẫn đến một "cuộc xung đột toàn cầu".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận ngày 31-5 rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận cho Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Sự chấp thuận của Mỹ áp dụng cho các mục tiêu của Nga đang phát động tấn công vào TP Kharkiv - Ukraine. Theo ông Blinken, đây là sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Tổng thống Biden, đồng thời là kết quả của chiến lược điều chỉnh và thích ứng với tình hình xung đột của Mỹ.

Một quan chức Mỹ khác tiết lộ với tờ The Wall Street Journal rằng Kiev sẽ được sử dụng Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS), Hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) và các hệ thống pháo binh để tấn công vào Nga.

Tuy nhiên, Washington không thay đổi chính sách cấm sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) hoặc tấn công tầm xa bên trong lãnh thổ Nga.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Một người đàn ông đính kèm thông báo tạm dừng chương trình tham quan khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền Triều Tiên tại Paju, Hàn Quốc vào ngày 15-10. Ảnh: Yonhap

Triều Tiên công bố sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân

(GLO)- Ngày 3-11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố sách trắng do Viện Nghiên cứu quốc gia thù địch của Triều Tiên biên soạn, trong đó cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện các chính sách khiến đất nước này bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho phản ứng “nhanh như chớp” để làm tràn ngập mạng xã hội và sóng phát thanh bằng lời kêu gọi dư luận bình tĩnh và kiên nhẫn chờ kết quả kiểm phiếu cuối cùng, phòng trường hợp đối thủ Donald Trump tuyên bố chiến thắng sớm, như ông đã làm năm 2020.