Lan tỏa văn hóa Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến cuối năm 2023, toàn thành phố có hơn 2.900 thiết chế Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Những ngày này, nhiều hoạt động có ý nghĩa đã và đang diễn ra trên khắp địa bàn TPHCM nói riêng, cả nước và cả trong kiều bào nước ngoài để kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự tiếp bước đi lên theo lý tưởng cao đẹp của Người.

Cũng trong dịp rất đặc biệt này, thành phố mang tên Người tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Kết quả cho thấy, TPHCM đã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đã tổ chức học tập các chuyên đề hàng năm, đưa các nội dung vào sinh hoạt hàng tháng, gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định chương trình hành động, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chăm lo an sinh xã hội và xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Tính đến cuối năm 2023, toàn thành phố có hơn 2.900 thiết chế Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Trong đó, các thiết chế được xây dựng ở các cơ quan, đơn vị là 1.063, ở trường học là 1.101, ở các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 152, không gian công cộng là 159, đặc biệt có hơn 100 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng tại các chợ, cơ sở kinh doanh, nhà trọ, chung cư…

Cán bộ, công chức, viên chức nhiều ngành đã có chung cảm nhận là học được nhiều điều từ những Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Các cán bộ y tế và sinh viên y khoa ở TPHCM cho biết đã rút được nhiều bài học quý để vận dụng vào việc học tập, giao tiếp với đồng nghiệp và chăm sóc bệnh nhân. Trong hoạt động nghề nghiệp, nhiều luật sư đến các Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở các tòa án và có thêm sự hiểu biết về Bác, nhất là cách ứng xử văn hóa của Người… Khối công nhân viên chức - lao động cho rằng, học Bác có thêm động lực vượt khó, giúp làm việc có trách nhiệm, sáng tạo hơn. Đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất, làm lợi hàng ngàn tỷ đồng cùng nhiều công trình, sản phẩm mới…

133 tập thể và 206 cá nhân tiêu biểu được biểu dương lần này gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tạo, những câu chuyện truyền cảm hứng, những cống hiến thầm lặng và tỏa sáng giữa đời thường. Ngày càng có nhiều mô hình về chuyển đổi số, về thực hiện số hóa thủ tục hành chính, thực hiện hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, y tế… Đã có nhiều hơn những công trình xanh, chỉnh trang đô thị, chuyển hóa địa bàn. Đặc biệt, mô hình, giải pháp thực hiện an sinh xã hội rất phong phú và thiết thực. Cùng với các địa phương và cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo phấn đấu mỗi cơ sở tôn giáo là một địa chỉ chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, cả bên ngoài và bên trong, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM ra sức thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, quyết tâm thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98” cùng với triển khai và thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết trong xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Đây là những trọng tâm, đột phá nhằm tạo nên những chuyển biến mới, những công trình có ý nghĩa thiết thực chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chúng ta luôn tự hào và luôn có niềm tin, với truyền thống kiên cường, năng động, sáng tạo; với bản lĩnh và khí phách của Đảng bộ và nhân dân của thành phố Anh hùng; với tiềm năng, thế mạnh về nhiều mặt và sức lan tỏa của văn hóa Hồ Chí Minh, TPHCM sẽ vững vàng tiến bước xứng đáng với sứ mệnh vinh quang “vì cả nước, cùng cả nước”.

Có thể bạn quan tâm

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Đạo diễn-Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Nhuệ Giang: Chọn một số nhân vật phim “Lạc rừng” ngay tại Gia Lai

Đạo diễn-Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Nhuệ Giang: Chọn một số nhân vật phim “Lạc rừng” ngay tại Gia Lai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Mới đây, đoàn làm phim của Công ty TNHH HDA Phim (Hội Điện ảnh Việt Nam) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về việc sản xuất bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng”; đồng thời, khảo sát một số địa điểm để chọn làm bối cảnh phim.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...