Một lịch sử Việt Nam bằng hình ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam
Với hơn 2.000 hình ảnh cụ thể, lịch sử VN trở nên dễ hình dung trong cuốn Lịch sử VN bằng hình.

Ý tưởng về một cuốn lịch sử VN bằng hình đã hình thành trong đầu ông Trần Đại Thắng, Giám đốc Công ty Đông A, từ 17 năm trước. "Chúng tôi tham gia hội sách Frankfurt (Đức) và ngắm nhiều cuốn sách bách khoa toàn thư, lịch sử các nước với nhiều hình minh họa. Tôi mong ước sau này Đông A sẽ làm được những cuốn sách lịch sử VN như vậy", ông Thắng nhớ lại.

Ông Đỗ Quốc Đạt Nhân, một người trong nhóm làm cuốn sách này của Đông A, cũng trải qua nhiều năm mơ ước về một cuốn sách lịch sử VN bằng hình như vậy. Ông cho biết những lần đi hội sách Frankfurt đã luôn bị hấp dẫn bởi những cuốn sách của DK, một đơn vị xuất bản có làm bách khoa thư bằng hình.

Bìa trong và bìa ngoài của cuốn sách

Bìa trong và bìa ngoài của cuốn sách

Cả hai ông Trần Đại Thắng và Đỗ Quốc Đạt Nhân sau đó đã cùng nhau hiện thực hóa ý tưởng về cuốn Lịch sử VN bằng hình (600 trang, NXB ĐH Sư phạm). Tất nhiên, cuốn sách cũng trải qua nhiều giai đoạn. Bản đề cương đầu tiên được chốt vào năm 2015, tuy nhiên sau đó đường hình ảnh hóa đề cương, viết các chương nội dung cứ gập ghềnh liên miên vì rất khó tìm đủ lượng nhân sự lớn, đồng nhất quan điểm. Sau đó vài năm, ông Nhân chính là người đóng vai trò kết nối tổ chức bản thảo.

PGS-TS Phan Ngọc Huyền (Trường ĐH Sư phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết nhóm tác giả có phác thảo về lịch sử VN cũng như trình hiện các lớp văn hóa khác nhau. Họ cũng tìm được cách thức trình bày thú vị, chẳng hạn trước mỗi phần đều có tóm lược trước nội dung. Các tiêu đề trong sách có tính gợi mở cao. "Đọc thì tò mò. Ví dụ triều Nguyễn có những tiêu đề như Những nhà canh tân, Những trở lực của triều đại… khiến người ta muốn biết sau đó là gì", PGS-TS Huyền chia sẻ.

Trang sách về tượng cổ

Trang sách về tượng cổ

Bên cạnh đó, với mỗi thời kỳ lịch sử, sách cũng đặt lịch sử VN trong quan hệ đồng đại: thế giới biến chuyển ra sao, khu vực châu Á thế nào, cùng thời kỳ đó có những sự kiện nào liên quan. Điều này, theo PGS-TS Huyền, cho thấy lịch sử VN đã là bộ phận của lịch sử toàn cầu ra sao.

PGS-TS Huyền cũng thích cách nhà làm sách cập nhật về những cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc. Qua đó, có thể thấy khởi nghĩa Mai Thúc Loan trong 10 năm là một cuộc có tầm vóc, có ảnh hưởng tới các nước trong khu vực. Một cập nhật khác, trước đây ta thường nhận thức về loạn 12 sứ quân, song giờ đây khái niệm trong sách đưa ra là cục diện 12 sứ quân.

Trang đôi về gốm ở tàu cổ Cù Lao Chàm

Trang đôi về gốm ở tàu cổ Cù Lao Chàm

Điều quan trọng khác, PGS-TS Huyền cho biết việc vẽ lại các bản đồ như bản đồ Hồng Đức với tiếng Việt giúp hình dung rõ hơn. Chưa kể, nó cũng đáp ứng nhu cầu người đọc sử khi nhiều năm nay lịch sử của nhiều thời được dạy không có kênh hình. "Thời nhà Mạc, chúng tôi dạy nhiều năm không có kênh hình, biết đâu là chúa Bầu, nhà Lê…; nhưng giờ trong sách có", PGS-TS Huyền nói.

Trong khi đó, PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, đánh giá cao về khả năng cập nhật của cuốn sách. Ông cho biết nhiều nghiên cứu mới đã ngay lập tức được cập nhật trong Lịch sử VN bằng hình. Trong số này có kết quả khai quật mới nhất tại di chỉ Gò Đá và Rộng Tưng ở Gia Lai. Theo đó, các nhà khoa học VN và Nga đã tìm thấy dấu tích của người cổ, thậm chí còn có thể nghĩ tới việc VN là một trong những vùng đất quê hương của loài người. "Có thể nói sách đã cập nhật các nghiên cứu mới nhất", PGS-TS Cường nói.

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...