Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ: Góc nhìn mới về lịch sử Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự hiện diện của bãi cọc Cao Quỳ cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến Viện Khảo cổ tin bãi cọc này liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Các cọc có nhiều kích thước, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, có cọc đường kính từ 37-40cm; chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các cọc có nhiều kích thước, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, có cọc đường kính từ 37-40cm; chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Nhìn lại thành tựu khảo cổ năm 2019, việc phát lộ bãi cọc quý 1.000 năm tuổi tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có thể coi là sự kiện văn hóa-lịch sử nổi bật nhất của thành phố Hải Phòng.

27 cọc gỗ có niên đại từ thời nhà Trần được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hải Phòng khai quật đã đưa đến cho lịch sử Việt Nam một góc nhìn hoàn toàn mới, đồng thời mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu trên cả phương diện về khảo cổ học, lịch sử quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm.

Gắn với chiến thắng Bạch Đằng


Bước đầu, đại diện Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định giới sử học còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về cuộc chiến chống quân Nguyên của nhà Trần, nhưng sự hiện diện của bãi cọc Cao Quỳ cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến Viện Khảo cổ tin bãi cọc này liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Bãi cọc này nhằm ngăn chặn chiến thuyền quân Nguyên Mông đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, buộc quân Nguyên Mông đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc (ngầm) được bố trí sẵn, bị nhấn chìm dưới làn nước.

Sự kiện này chấm dứt cuộc xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông với quốc gia Đại Việt.

Như vậy, bãi cọc có liên quan đến 3 trận chiến thắng oanh liệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử: năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán; năm 981 Lê Đại Hành đại thắng quân Tống và năm 1288 Trần Hưng Đạo đại thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

 Khu vực bãi cọc Cao Quỳ ở xã Liên Khê, cùng với khu di tích Bạch Đằng Giang sẽ là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục và hun đúc truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Về việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, giáo sư, tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang nêu quan điểm: “Trận Bạch Đằng năm 1288 được coi như một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông. Với phát hiện này, giới nghiên cứu sẽ phải sắp xếp, hình dung, nhận thức lại nhiều vấn đề về trận Bạch Đằng lịch sử. Từ trước có nhiều ý kiến về việc xác định trận Bạch Đằng ở Quảng Ninh hay Hải Phòng. Bây giờ có thể khẳng định, trận Bạch Đằng chủ yếu dựa vào địa thế hai bên bờ sông, ở cả Hải Phòng lẫn Quảng Ninh. Xét về cấu trúc địa hình, việc ém quân bên Thủy Nguyên phù hợp hơn vì ở đây có núi non phù hợp với phục binh, bên Quảng Yên thì trống trải. Có khả năng lớn đây là nơi quân ta dụ địch vào để đánh."

Còn theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, việc phát hiện, khai quật bãi cọc Bạch Đằng tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là việc làm vô cùng ý nghĩa, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và có ý nghĩa hơn nhiều. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng trước lịch sử của dân tộc và cũng là trách nhiệm với các thế hệ mai sau.

Đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia

Để hoàn thành trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho rằng cần xác định rõ đây là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ về ý nghĩa lịch sử đơn thuần mà còn có ý nghĩa giáo dục chính trị tư tưởng truyền thống rất to lớn cả trước mắt và lâu dài. Nếu làm tốt sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh nội sinh để xây dựng và phát triển thành phố không chỉ vững mạnh về kinh tế xã hội mà còn là điểm sáng trong phát huy, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc.

“Các cấp, các ngành của thành phố có liên quan cần phối hợp với Viện Khảo cổ học khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố. Đồng thời, cần xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc; tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên) để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật, nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các di tích trong khu vực," Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành nhấn mạnh.

 

 Các nhà khoa học, khảo cổ học tham quan bãi cọc Cao Quỳ. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Các nhà khoa học, khảo cổ học tham quan bãi cọc Cao Quỳ. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)


Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, cho biết để gìn giữ bảo tồn bãi cọc, phát huy giá trị lịch sử, lòng tự hào về những dấu tích chiến công lừng lẫy của dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288, đặc biệt là những đóng góp của quân và dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông mang lại chiến thắng oanh liệt, với mong muốn hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến quần thể di tích bãi cọc Cao Quỳ gắn với chiến thắng Bạch Đằng, gần đây, Ủy ban Nhân dân thành phố triển khai xây dựng Khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ủy ban Nhân dân thành phố đã đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu bãi cọc Cao Quỳ, để từng bước hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân) nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông cho nhân dân từ Quốc lộ 10 tới khu vực bãi cọc, tạo sự liên kết giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.

Theo Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.