Gia Lai: Bé gái 4 tuổi nhét hạt me vào mũi, cả tháng sau gia đình mới phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 15-2, Bệnh viện Nhi Gia Lai thông tin, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng vừa thực hiện gắp dị vật là hạt me trong mũi phải của 1 bé gái 4 tuổi. Hạt me do trẻ tự nhét vào mũi khoảng 1 tháng trước.

Theo đó, bé gái 4 tuổi (trú tại thôn Piơr, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) đến bệnh viện trong tình trạng đau mũi phải, chảy dịch mũi, dịch hôi màu đen. Qua lời kể của gia đình, trước khi vào viện 1 tháng, trẻ tự cầm me ăn và đến sáng 15-2, cháu bị đau mũi nhiều, chảy dịch mũi hôi thì gia đình mới phát hiện đưa cháu đi khám.

Y, bác sĩ thực hiện gắp dị vật trong mũi cho bé gái 4 tuổi sáng 15-2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Y, bác sĩ thực hiện gắp dị vật trong mũi cho bé gái 4 tuổi sáng 15-2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi được bác sỹ chuyên khoa thăm khám, nội soi mũi, phát hiện có dị vật hạt me lớn ở hốc mũi phải. Dị vật được bác sỹ lấy ra là hạt me đường kính khoảng 1cm. Đây chính là nguyên nhân gây viêm chảy máu toàn bộ niêm mạc mũi ở vị trí dị vật nằm.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, trẻ nhỏ hiếu động vì vậy nguy cơ xảy ra các tai nạn mắc dị vật là khá cao. Những loại vật có kích thước nhỏ các bé có thể cho vào mũi như pin nút áo, nắp bút bi, các loại hạt,...đều là những nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó, nguy hiểm nhất là loại pin cúc áo vì có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng cho mũi khi nằm trong mũi ít nhất 4 giờ. Ngoài ra, dị vật trong mũi không được lấy ra sớm có thể đi xuống miệng và trẻ sẽ nuốt vào dạ dày hoặc nguy hiểm hơn dị vật có thể rớt vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp có thể gây tử vong cho trẻ.

Để phòng các tai nạn trẻ nhét dị vật vào mũi nói riêng, tai nạn thương tích ở trẻ nói chung, các gia đình có trẻ nhỏ cần giám sát, chăm sóc trẻ thường xuyên, không để trẻ tiếp xúc với các vật dụng nhỏ, sắc nhọn, không để trẻ chơi đùa ở những khu vực nguy hiểm… Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nhét dị vật vào mũi cần kịp thời cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.
Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.
4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Loại 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất.