Đak Pơ nhân rộng “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) triển khai từ năm 2010.

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mô hình đã thu hút được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, góp phần vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Theo báo cáo của Hội LHPN huyện Đak Pơ, từ năm 2010 đến nay, Hội đã thành lập được 12 mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” ở 8 xã, thị trấn. Riêng năm 2023, thông qua mô hình, Hội LHPN huyện đã triển khai hiệu quả các hoạt động như: xây dựng 168 nhà tiêu hợp vệ sinh với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trồng mới 19,7 km con đường hoa và làm 13,1 km hàng rào xanh; trồng 1.465 cây xanh và 4.263 cây ăn quả; đào 422 hố rác sau vườn; di dời 39 chuồng trại ra sau nhà.

Hội LHPN xã Yang Bắc ra mắt mô hình Làng Phụ nữ kiểu mẫu. Ảnh: Thiên Di

Hội LHPN xã Yang Bắc ra mắt mô hình Làng Phụ nữ kiểu mẫu. Ảnh: Thiên Di

Chị Đinh Thị Ber-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Brang Đak Kliết (xã Ya Hội) chia sẻ: Năm 2020, Chi hội tổ chức ra mắt mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” với 173 hội viên, trong đó có 86 hội viên nòng cốt. Khi tham gia mô hình, các hội viên đã hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái và chung tay dọn dẹp vệ sinh để đường làng, ngõ xóm sạch đẹp. Đến nay, làng có 64/199 hộ xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đảm bảo 3 sạch và có bể chứa rác thải. Bên cạnh đó, các hội viên cũng đã hỗ trợ cho nhiều chị em vay vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tại làng Krông Hra (xã Yang Bắc), mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” được thành lập từ năm 2022 với 67 hội viên. Chị Đinh Thị Mại-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng-cho biết: Trong các tiêu chí của mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” thì tiêu chí về môi trường và hộ nghèo là khó thực hiện nhất. Vì vậy, Chi hội đã đẩy mạnh tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.

Nhờ vậy, từ năm 2022 đến nay, chị em hội viên đã tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông 200 m cống rãnh, vận động 37 hộ di dời chuồng nuôi gia súc ra sau nhà. Chúng tôi còn hỗ trợ sắp xếp đồ dùng, vật dụng trong nhà của hội viên được gọn gàng, ngăn nắp, quét dọn vệ sinh nhà cửa. Ngoài ra, 86 gia đình hội viên tham gia làm con đường hoa, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, 30 hội viên người dân tộc thiểu số giúp đỡ nhau phát triển kinh tế bằng việc xây dựng quỹ tiết kiệm với số tiền 60 triệu đồng. Qua đó, nhiều chị em vươn lên thoát nghèo hoặc mua sắm thêm trang-thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-thông tin: Mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” giúp nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Mặt khác, mô hình là nơi để chị em chia sẻ với nhau kinh nghiệm về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình tại các thôn, làng còn lại. Nhưng để mô hình hoạt động có hiệu quả hơn, chúng tôi sẽ tổ chức thêm các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các chi hội trưởng chi hội phụ nữ và sẽ có hình thức nêu gương, khen thưởng những mô hình hay, hiệu quả để các thôn, làng khác học hỏi kinh nghiệm”-bà Liên cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.